Hồi ức đẹp từ 100 bức tranh vẽ trong những năm khói lửa

Hải Nguyễn |

Với đam mê sưu tập các bức tranh của những họa sĩ vẽ hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc, anh Nguyễn Ngọc Quang (Hà Nội) bỏ ra nhiều công sức, thời gian tìm kiếm, đàm phán, mua lại tranh của nhiều họa sĩ gạo cội. Sau nhiều năm tìm kiếm, anh hiện "giữ lửa" hàng trăm bức tranh vẽ về các cuộc chiến.

Lưu giữ giùm cho thế hệ mai sau

Anh Quang tiếp chúng tôi trong căn phòng chung cư nhỏ rộng chừng 50m2, bốn phía tường, xung quanh chỉ tranh và tranh. Tất cả đều có dáng hình người lính.

“Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi lớn lên, tôi được nghe bố và các chú kể lại rất nhiều: Về những cuộc chiến, về các vùng đất lửa, những thời khắc cam go nhất. Vậy nên, mỗi khi xem những bức tranh trên, tôi lại nhớ những câu chuyện các cụ kể trong ký ức tuổi thơ tôi” - anh Quang chia sẻ.

Bác Hồ cùng các chiến sĩ tại mặt trận Tây Bắc. Họa sĩ Đức Dụ
Bác Hồ cùng các chiến sĩ tại mặt trận Tây Bắc. Họa sĩ Đức Dụ

Cái duyên tới với dòng tranh này đến cách đây 2 năm, khi anh Quang có dịp gặp được một số họa sĩ, nghe họ kể về chiến tranh, về chuyện vẽ tranh thời chiến, trong anh loé lên câu hỏi: “Tại sao mình không sưu tập một bộ tranh thời chiến?".

Nghĩ là làm, chỉ sau cuộc gặp gỡ vài ngày, anh bắt đầu kết nối, dò hỏi, rồi từ người này giới thiệu người kia, anh tìm đến gặp, ngồi lắng nghe, chia sẻ và thổ lộ mong muốn của bản thân với những họa sĩ đã đi qua cuộc chiến. “Tôi cũng không hiểu vì sao mình có duyên đến vậy. Đến với họa sĩ nào, họ cũng yêu mến, tin tưởng và ủng hộ ý tưởng của tôi. Rồi có người bán, có người tặng với lời nhắn nhủ, đây là những bức họa được vẽ trong thời khắc của cuộc chiến, có những bức tranh phải đánh đổi gần như bằng cả tính mạng của mình… Đến nay, chiến tranh đã lùi xa, các họa sĩ tuổi đã xế chiều nên cần có người trẻ hiểu, yêu mến và lưu giữ giùm đến mai sau” - anh Quang nhớ lại.

Hiện anh Quang có hàng trăm bức tranh của các họa sĩ vẽ trong những năm 1960, 1970, như: Trọng Cát, Ngô Nguyên Dị, Trương Hiếu, Vũ Dương Cư, Phạm Hảo, Mai Văn Kế, Đặng Đức, Nguyễn Thế Vinh, Đặng Công Thành...

Mỗi bức tranh một thời khắc, một câu chuyện

Kể về 100 bức phác thảo của họa sĩ Mai Văn Kế (vẽ từ năm 1966 - 1972 tại chiến trường Tây Nguyên), anh Quang cho biết, trong lần tình cờ gặp họa sĩ tại một sự kiện, anh đã xin số điện thoại và sau đó tìm đến nhà họa sĩ.

“Hai chú cháu trò chuyện tâm sự khá nhiều. Và phải mất rất nhiều ngày sau đó, tôi mới thuyết phục được chú đồng ý chuyển nhượng cho 100 bức tranh để mang về lưu giữ. Trước khi chuyển nhượng, chú có nói rằng, mỗi bức tranh là một thời khắc, một câu chuyện trong cuộc chiến, chú đã lưu giữ suốt mấy chục năm nay” - anh Quang kể lại.

Còn người còn trận địa. Họa sĩ Mai Văn Kế, 1972.
Còn người còn trận địa. Họa sĩ Mai Văn Kế, 1972.

Kể về câu chuyện trở thành họa sĩ ngay tại chiến trường của mình, họa sĩ Mai Văn Kế nói: “Tôi nhập ngũ năm 1965 khi đang làm công nhân Nhà máy dệt Nam Định. Khi vào chiến trường, tôi là chiến sĩ của Trung đoàn pháo 40, làm nhiệm vụ trinh sát pháo binh tại chiến trường ác liệt Tây Nguyên như Đắc Tô - Tân Cảnh, Sa Thầy. Những bức phác thảo ban đầu được vẽ trên giấy của cuốn sổ tay, nhiều bức được vẽ ngay sau khi đi trinh sát tiền tuyến cùng các anh em trong đơn vị”.

Hòa bình lập lại, họa sĩ Mai Văn Kế mới chính thức thi vào trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) và ra trường năm 1980. Ông tiếp tục nhiệm vụ của một người lính cầm cọ tại Phòng Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị và về hưu năm 1999 với quân hàm thượng tá.

“Mặc dù tranh chưa được chuyển thể sang màu, tuy nhiên, vào thời khắc ấy, điều kiện ấy mà tác giả vẫn vẽ nên những bức tranh vô cùng chân thực, thể hiện được hồn cốt của tranh và thông điệp của tác giả, thật quý” - anh Quang chia sẻ.

Anh Quang cho biết thêm, 100 bức tranh của họa sĩ Mai Văn Kế, anh mang về cất cẩn thận trong tủ và mua khá nhiều máy hút ẩm để giữ cho tranh tránh bị ẩm, hư hỏng.

Bộ độ phòng không hành quân. Họa sĩ Mai Văn Kế, 1972.
Bộ độ phòng không hành quân. Họa sĩ Mai Văn Kế, 1972.

“Sưu tập tranh về một chủ đề nào đó trước hết phải biết, yêu mến và nâng niu nó như chính tác giả vậy. Tôi muốn lưu giữ lại để chiêm ngưỡng và nếu có điều kiện sẽ tổ chức một cuộc triển lãm với mong muốn thông qua những bức tranh giúp mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ bây giờ, hiểu hơn về một cuộc chiến mà ông cha ta đã phải đánh đổi quá nhiều, để có ngày hôm nay" - anh Quang nói.

Hải Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Làm phim chiến tranh cách mạng: Cần bản lĩnh, tài năng

Anh Thư (thực hiện) |

Khởi đầu của điện ảnh Việt Nam, chúng ta đã có những bộ phim về chiến tranh cách mạng xuất sắc, góp phần làm nên thương hiệu của điện ảnh nước nhà. Khoảng 10 năm trở lại đây, lượng phim về đề tài này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phải chăng, dòng phim chiến tranh đã không còn phù hợp, trở nên lỗi thời trước những bộ phim thương mại, những hiện tượng phòng vé? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc về vấn đề này.

Ký ức thời hoa lửa trong triển lãm tranh “Còn lại với Trường Sơn"

ĐỨC ANH |

Chào mừng kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, 62 năm Ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm tranh "Còn lại với Trường Sơn" của họa sĩ Nguyễn Đức Dụ - cựu chiến binh Đoàn 559.

"Ở Việt Nam chưa thực sự có thị trường tranh…"

Việt Văn (thực hiện) |

Sự kiện vừa gây chấn động trong giới mỹ thuật là tác phẩm sơn dầu “Chân dung cô Phương” của họa sĩ Mai Trung Thứ được gõ búa với mức giá 3,1 triệu USD, trong phiên đấu giá của Sotheby’s Hong Kong, chiều 18.4. Đây là tác phẩm có giá công khai cao nhất của mỹ thuật Việt Nam. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bùi Thanh Tâm - một họa sĩ trẻ thuộc nhóm đầu trên thị trường mỹ thuật đương đại Việt hiện nay.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.