Thành lập, ban hành quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế

Tường Minh |

Chính phủ ban hành Nghị định thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Nghị định số 84 của Chính phủ về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế.

Quỹ bảo tồn di sản Huế được thành lập sẽ tạo ra nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế

Nghị định nêu rõ, Quỹ bảo tồn di sản Huế là Quỹ quốc gia do Chính phủ thành lập và giao cho UBND tỉnh trực tiếp quản lý, nhằm huy động nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách Nhà nước bố trí kinh phí hoặc bố trí kinh phí chưa đủ.

Quỹ hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tiền gửi đối với nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước và mở tài khoản tiền gửi đối với nguồn vốn của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

Theo nghị định này, quỹ sẽ có 6 nhiệm vụ. Đó là tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính của quỹ theo quy định; tài trợ cho các dự án, đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách Nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ.

Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Công bố công khai về quy chế hoạt động, kết quả hoạt động của quỹ, báo cáo tình hình thực hiện quỹ theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan; các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Ấn vàng triều Nguyễn giá khởi điểm 70 tỉ đồng, cơ hội nào để hồi hương?

Cát Tường - Hoàng Văn Minh |

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, kim ấn Hoàng đế chi bảo của triều Nguyễn có thể coi là bảo vật quý giá nhất vẫn đang còn lưu lạc. Với mức giá khởi điểm lên tới 3 triệu euro (tương đương hơn 70 tỉ đồng), TS Trần Đức Anh Sơn cho rằng, cần có kế hoạch chi tiết để đem kim ấn hồi hương trước khi phiên đấu giá diễn ra.

Lai lịch và số phận long đong của ấn vàng triều Nguyễn đang đấu giá

Hoàng Văn Minh |

Huế - Chiếc ấn vàng triều Nguyễn đang được đấu giá có một lai lịch đặc biệt và số phận long đong.

Sau ấn vàng triều Nguyễn, bát vàng thời Khải Định được đấu giá

Hoàng Văn Minh |

Ngoài việc công bố đấu giá ấn vàng triều Nguyễn, trang MILLON còn công bố việc tổ chức đấu giá một chiếc bát bằng vàng rất quý hiếm thời vua Khải Định.

Ấn vàng triều Nguyễn được đấu giá, mức khởi điểm 3 triệu Euro

Hoàng Văn Minh |

Chiếc ấn vàng triều Nguyễn do vua Bảo Đại bàn giao cho chính quyền Cách mạng trong lễ thoái vị năm 1945 được đấu giá với giá khởi điểm từ 2-3 triệu Euro.

Trung thu ý nghĩa với chương trình "Thiếu nhi với di sản Huế"

DƯƠNG QUANG NAM |

THỪA THIÊN HUẾ - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP. Huế) vừa tổ chức Tết Trung thu cho học sinh với các tiết mục múa lân, tặng quà cho học sinh và đặc biệt là rước đèn qua Đại Nội Huế nhằm giáo dục cho các em học sinh tình yêu với quê hương, đất nước, với những di sản tuyệt đẹp mà tiền nhân để lại cho Huế.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.