Vì sao phim Việt đuối sức trước “Thiên sử vàng” Điện Biên Phủ?

Mi Lan |

Chiến dịch Điện Biên Phủ với tầm vóc và bước ngoặt lịch sử vĩ đại luôn được tri ân bằng nhiều cách. Mỗi dịp kỷ niệm 40 năm, 50 năm, 60 năm chiến thắng Điện Biên, nhà nước vẫn đặt hàng các hãng phim với chi phí kỷ lục, nhưng hầu hết tác phẩm đều thể hiện sự đuối sức.

Chiến dịch Điện Biên Phủ được thế giới ngợi ca như một kỳ tích khó tin của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức. Lần đầu tiên, quân đội của một nước từng là thuộc địa đã đánh bại đội quân Pháp hiện đại, trang bị tối tân, được đồng minh Mỹ hỗ trợ toàn diện.

56 ngày đêm kiên cường ở lòng chảo Mường Thanh với chiến thuật đánh trận “vây lấn” bằng giao thông hào đã làm nên những dấu ấn lịch sử chưa từng có, đưa Điện Biên Phủ trở thành chiến dịch “chấn động địa cầu”.

Hằng năm, trong mỗi dịp kỷ niệm, nhà nước luôn nỗ lực gửi gắm mong muốn tái hiện lại trận chiến “thần thánh” Điện Biên Phủ lên phim ảnh, lưu giữ và truyền lại cảm xúc chiến thắng bi tráng qua từng thế hệ.

Cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử“. Ảnh: ĐPCC
Cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử“. Ảnh: ĐPCC

Năm 1994, kỷ niệm 40 chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 1994), bộ phim “Hoa ban đỏ” được ra mắt.

Năm 2004, kỷ niệm 50 năm chiến thắng, nhà nước đặt hàng hãng phim truyện Việt Nam dự án phim “Ký ức Điện Biên” với kinh phí hơn 13 tỉ đồng, được xem là mức đầu tư kỷ lục vào thời điểm đó.

Năm 2014, kỷ niệm 60 năm chiến thắng “thiên sử vàng”, nhà nước lại đặt hàng hãng phim truyện Việt Nam dự án phim mới với mức đầu tư tiếp tục giữ kỷ lục là 21 tỉ đồng. Nếu tính theo giá USD năm 2014, đây là dự án phim triệu USD. Dự án này khi ra rạp có tựa đề “Sống cùng lịch sử”.

Tuy nhiên, càng với giá kỷ lục, phim lại càng tỏ ra đuối sức với những điểm yếu về kịch bản, cách tiếp cận đề tài. “Ký ức Điện Biên”, “Sống cùng lịch sử” đều không làm hài lòng khán giả, chưa thể hiện được đúng tầm vóc cần có của cuộc chiến. Phim ra rạp không bán được vé, phải nhanh chóng rút khỏi rạp.

Cố gắng mô phỏng lại cuộc chiến nhưng chưa tới

Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử có những đặc thù rất riêng biệt, được ví “có một không hai”, “vô tiền khoáng hậu”.

Cảnh trong phim “Ký ức Điện Biên“. Ảnh: ĐPCC
Cảnh trong phim “Ký ức Điện Biên“. Ảnh: ĐPCC

Để vây đánh tập đoàn cứ điểm được coi là “pháo đài bất khả chiến bại” của Pháp, quân ta đã thực hiện chiến thuật “vây lấn” bằng cách đào phá các giao thông hào thành một hệ thống, từ đó xây dựng trận địa, âm thầm siết chặt gọng kìm bao vây đối thủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được gọi là “Chiến tranh chiến hào”.

Bên cạnh hình ảnh giao thông hào ngang dọc khắp chiến địa, còn là hình ảnh quân dân kéo pháo, thồ hàng vượt đường đèo nguy hiểm vào chiến trường. Những hình ảnh vốn đã trở thành biểu tượng và đi vào lịch sử cùng Điện Biên Phủ.

Khi bắt tay vào làm phim, các đạo diễn sẽ phải chịu sức ép về việc chuyển tải đúng và trúng “chất” Điện Biên Phủ. Vì lý do này, các phim về chiến dịch Điện Biên Phủ đều phải đầu tư rất lớn về bối cảnh, với những hào giao thông, hầm hàm ếch, cứ điểm địch... Bộ phim nào cũng sẽ có hình ảnh trận địa chiến hào, hình ảnh chiến sĩ đào hầm ban đêm, quân dân sôi sục thồ hàng nhu yếu phẩm vào chiến địa...

Sự nỗ lực mô phỏng lại một chiến địa khốc liệt rất khó. Mô phỏng đúng thôi chưa đủ, phải gợi lại được cả tinh thần, tầm vóc của cuộc chiến, điều này chưa bộ phim nào làm được.

Kịch bản thiếu câu chuyện, thiếu cảm xúc

Trong 3 bộ phim kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, “Hoa ban đỏ” của đạo diễn Bạch Diệp được đánh giá giàu cảm xúc hơn cả. Giữa cuộc chiến khốc liệt, giữa những cảnh đào hầm, chiến đấu, “Hoa ban đỏ” đan xen những câu chuyện đời thường, giản dị.

Cảnh trong phim “Hoa ban đỏ“. Ảnh: CMH
Cảnh trong phim “Hoa ban đỏ“. Ảnh: CMH

Đó là phân cảnh anh đầu bếp bật khóc khi nghe tin một tiểu đội đã hy sinh gần hết với câu thoại “thế mà hôm qua, mấy đứa vẫn dặn tôi đừng cắt cơm em nhé”. Đó là khi đoàn văn công đến biểu diễn vội vàng giữa giây phút bình yên hiếm hoi.

Đó còn là câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng, lãng mạn của tiểu đoàn trưởng Phương và Tấm. Cuộc chia tay của họ giữa rừng ban nở trắng được ví là phân cảnh đẹp nhất phim và đầy cảm xúc.

“Ký ức Điện Biên” với mức đầu tư “khủng” từng được kỳ vọng khi ra mắt. Ngay khi ra rạp, phim bị chê về kịch bản khiên cưỡng, thô cứng, thiếu thuyết phục. Kịch bản yếu cũng là “điểm chết” của dự án triệu USD “Sống cùng lịch sử”. Việc đưa các bạn trẻ về lại chiến trường xưa, khiến họ cảm thấy mình như được trở lại, hòa nhập vào cuộc chiến... đã không mang lại hiệu ứng như mong đợi. Phim lê thê, thiếu điểm nhấn, và thiếu cảm xúc cần có với một dự án phim lịch sử.

Để tái hiện lại cuộc di tản Dunkirk trong thế chiến thứ 2 ở bộ phim “Dunkirk”, đạo diễn Christopher Nolan đã kể câu chuyện với 3 góc nhìn: Trên mặt đất, trên biển, trên không.

Bộ phim chiến tranh “Dunkirk” đã mang đến cho khán giả một câu chuyện và trải nghiệm điện ảnh đầy bất ngờ, giàu cảm xúc, với không gian kể rộng mở trên 3 mặt trận, 3 chiến tuyến, vừa chia tầng không gian, vừa có sự kết nối giữa các nhân vật ở 3 trận chiến.

Để kể được một câu chuyện lịch sử, chiến tranh hấp dẫn, đạo diễn và các cộng sự của mình không chỉ thấu hiểu lịch sử, có góc nhìn riêng về sự kiện lịch sử, còn phải biết kể lại câu chuyện lịch sử ấy theo cách riêng khác biệt và chưa từng trùng lặp.

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý của dòng tiền ở phim lịch sử: "Ai cũng biết tại ai và vì sao"

Mi Lan |

Câu chuyện về những dự án phim lịch sử, chiến tranh đầu tư triệu USD nhưng không bán nổi vé được bàn đi bàn lại, nhưng vẫn chưa thể tìm thấy lối thoát.

"Với phim lịch sử chiến tranh, xét ở góc độ nào cũng cần tiền”

Hiền Hương (thực hiện) |

Luôn có những nghịch lý trong dòng tiền “chảy” ở các phim lịch sử, chiến tranh khi số tiền đầu tư lớn, nhưng đa số đều không bán được vé. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với đạo diễn Bùi Tuấn Dũng về những tồn tại ở dòng phim này.

Lý giải doanh thu gây "sốc" ở loạt phim lịch sử ăn khách

Mi Lan |

Nhiều bộ phim lịch sử của Hàn Quốc, hay của Mỹ đã trở thành những phim ăn khách nhất với số vé bán ra xô đổ tất cả các kỷ lục.

Bí thư huyện bức xúc về việc 300 sổ đỏ của dân bị thu hồi

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc tham mưu UBND huyện thu hồi 300 sổ đỏ của người dân, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho rằng, đây là vấn đề gây bất ổn trong xã hội.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an Quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành.

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Nghịch lý của dòng tiền ở phim lịch sử: "Ai cũng biết tại ai và vì sao"

Mi Lan |

Câu chuyện về những dự án phim lịch sử, chiến tranh đầu tư triệu USD nhưng không bán nổi vé được bàn đi bàn lại, nhưng vẫn chưa thể tìm thấy lối thoát.

"Với phim lịch sử chiến tranh, xét ở góc độ nào cũng cần tiền”

Hiền Hương (thực hiện) |

Luôn có những nghịch lý trong dòng tiền “chảy” ở các phim lịch sử, chiến tranh khi số tiền đầu tư lớn, nhưng đa số đều không bán được vé. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với đạo diễn Bùi Tuấn Dũng về những tồn tại ở dòng phim này.

Lý giải doanh thu gây "sốc" ở loạt phim lịch sử ăn khách

Mi Lan |

Nhiều bộ phim lịch sử của Hàn Quốc, hay của Mỹ đã trở thành những phim ăn khách nhất với số vé bán ra xô đổ tất cả các kỷ lục.