Trong đó, vào đêm giao thừa có đến 7 người và mùng 2 Tết có 2 người phải đến cơ sở y tế khám điều trị do pháo nổ, pháo hoa. Cùng thời điểm này, năm trước chỉ có 2 người bị thương do pháo nổ.
Theo ghi nhận tại Bình Dương, năm nay có 9 địa điểm do chính quyền địa phương tổ chức bắn pháo hoa đêm giao thừa. Trong các khu dân cư rất nhiều người dân tự đốt pháo hoa, pháo nổ. Đáng chú ý, có nhiều vụ đốt pháo gây tiếng nổ lớn gây ảnh hưởng đến người lớn tuổi và trẻ em, đây là loại pháo bị cấm sử dựng.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương cho biết, pháo hoa được phép sử dụng là loại pháo gây ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian nhưng không gây ra tiếng nổ. Còn loại "pháo hoa nổ" là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng.
Về tình hình tai nạn giao thông, theo ghi nhận, trong 4 ngày qua có 137 người bị thương đến cơ sở y tế khám và điều trị. Số người bị thương do tai nạn giao thông xảy ra nhiều vào ngày 30 Tết có 59 người, mùng 1 Tết có 58 người, rạng sáng mùng 2 Tết 18 người. Trong số đó có 33 ca nặng và nguy kịch. So với năm trước, số người bị tai nạn giao thông giảm (năm 2023 có 325 người bị thương).