Ám ảnh với những hội nhóm “rủ nhau làm liều” trên mạng xã hội

Phùng Nhung |

Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều những hội nhóm mang tính chất tiêu cực như: Những người vỡ nợ muốn làm liều; những người muốn tự tử; những người chán sống… Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật cũng xảy ra từ đây.

Ẩn họa từ các hội nhóm "làm liều"

Không chỉ lập để đó, những hội nhóm này thu hút hàng chục nghìn thành viên tham gia và nhận về lượt tương tác lớn. Hầu hết nội dung được chia sẻ và lan tỏa đều mang tính chất tiêu cực như xúi giục, cổ súy cho suy nghĩ, hành động túng quẫn.

Những hội này lập ra không chỉ để gây chú ý hoặc câu view trên mạng xã hội mà đó chính là tiền đề phát triển những suy nghĩ tiêu cực gây ra bạo lực, vi phạm pháp luật, thậm chí tự tử.

Nhiều hội nhóm tiêu cực đang hoạt động rầm rộ trên mạng xã hội. Ảnh: Phùng Nhung
Nhiều hội nhóm tiêu cực đang hoạt động rầm rộ trên mạng xã hội. Ảnh: Phùng Nhun

Đơn cửa là vụ việc Công an huyện Krông Năng (Đắk Lắk) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Dương Hoàng Kiên (28 tuổi, Đắk Lắk), Trần Văn Tường (22 tuổi, Ninh Thuận) và Phạm Văn Tuân (38 tuổi, Nam Định) để điều tra về hành vi cướp tài sản.

Cả 3 đối tượng này vì nợ nần và tình cờ gặp nhau ở "Hội những người vỡ nợ muốn làm liều" trên Facebook nên lên Đắk Lắk và cùng nhau tham gia cướp tài sản.

Vụ việc này không cá biệt bởi thời gian qua đã có vụ tương tự. Từ việc tham gia những hội, nhóm tiêu cực trên mạng xã hội, không ít người trẻ đã rủ nhau làm việc vi phạm pháp luật.

Theo khảo sát của phóng viên, người tham gia các hội nhóm này thường có tâm lý tiêu cực, trải qua cú sốc, gặp biến cố trong cuộc sống, nợ nần hoặc những nguyên nhân khác như tự nhiên chán sống, điểm thi thấp, mất định hướng tương lai... Cũng vì vậy, những hội nhóm này thu hút mọi đối tượng tham gia, thậm chí là học sinh, sinh viên.

Giải pháp hàng đầu là giáo dục

Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Lê Khanh - Giám đốc chuyên môn Trung tâm tâm lý giáo dục trẻ đặc biệt Diệp Quang (An Giang) cho rằng, bên cạnh những hội nhóm xây dựng cảm xúc tích cực cũng có những hội nhóm tiêu cực. Những nhóm này khơi dậy ở con người những tham vọng, bức xúc.

Theo chuyên gia tâm lý, nhiều người không có khả năng quản lý cảm xúc, họ tham gia hội nhóm tiêu cực cũng là cách để tìm kiếm những điều khác biệt, khám phá ra cảm xúc khác của bản thân.

"Những người tham gia hội nhóm này ban đầu mong muốn tìm được nơi giải toả những ức chế nhưng lại tiếp nhận những thông tin tiêu cực của người khác. Từ đó gây ra tác động ngược, làm cho cảm xúc xấu phát triển.

Dần dần chính họ cảm thấy giá trị bản thân sút kém. Nhiều người nhẹ thì tìm đến chất kích thích tạo ảo giác. Nghiêm trọng hơn là những hành vi manh động như bạo hành người khác, vi phạm pháp luật, thậm chí tự tử" - chuyên gia tâm lý Lê Khanh phân tích.

 
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Để ngăn chặn những hội nhóm tiêu cực này, giải pháp hàng đầu và quan trọng nhất là giáo dục. Con người sinh ra do cha mẹ nhưng nhân cách hình thành và được tạo nên từ sự giáo dục.

"Giáo dục cơ bản nhất là những giá trị cốt lõi từ gia đình. Bố mẹ phải có kiến thức và kỹ năng giáo dục con. Đó không phải là ngăn chặn, cấm đoán mà phải có sự bồi dưỡng để cảm xúc tốt đẹp của đứa trẻ phát triển.

Nhà trường là nền tảng tạo nên nhân cách của đứa trẻ. Bản thân thầy cô phải tự trang bị kiến thức, kỹ năng về giá trị sống, nắm bắt tâm lý của trẻ. Từ đó giúp trẻ nâng cao những cảm xúc tốt đẹp. Và khi con người tự tin, mạnh dạn thì sẽ đủ sức kháng cự lại những yếu tố xấu của xã hội" - chuyên gia tâm lý tư vấn.

Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Giáo dục 24/7: Một số địa phương không tổ chức thi tuyển vào lớp 10

Nhóm PV |

Bản tin Giáo dục ngày 22.2 có những thông tin đáng chú ý như sau: 4.589 thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT; Tạm đình chỉ công tác thầy giáo bị tố sàm sỡ học sinh tiểu học; Một số địa phương không tổ chức thi tuyển vào lớp 10 năm 2023...

Mạo danh quỹ đầu tư nước ngoài để lừa đảo đầu tư qua mạng xã hội

Gia Miêu |

Nhiều người dân tham gia các kênh đầu tư trên mạng xã hội đã bị lừa đảo với thủ đoạn mạo danh tên của một số quỹ đầu tư ngoại ở Việt Nam và kêu gọi đầu tư qua các ứng dụng trên mạng với lời hứa lãi suất cao.

Người trẻ loay hoay trả lời câu hỏi: Bám trụ lại thành phố hay về quê?

Phùng Nhung |

Lựa chọn ở thành phố hay về quê lập nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học là quyết định khó khăn đối với nhiều người trẻ.

Tin buồn

Lao Động |

Bà Trịnh Thị Ngọc Lan (thân mẫu đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Trưởng Ban Công đoàn - Bạn đọc Báo Lao Động) sinh năm 1959, từ trần hồi 11h20 ngày 5.10.2024 (tức ngày 3 tháng 9 năm Giáp Thìn); Hưởng thọ 65 tuổi.

Chậm trễ xử lý xưởng trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý

TRUNG DU |

Thái Bình - Công tác xử lý vi phạm tại cơ sở tái chế phế liệu trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý ở huyện Vũ Thư chưa nghiêm túc.

Man United hòa Aston Villa, Erik ten Hag nguy cơ rời Old Trafford

Nhóm PV |

Tối 6.10 (giờ Việt Nam), Man United đã chia điểm Aston Villa tại vòng 7 Premier League.

Chiêu thức bán hàng có dấu hiệu nhập lậu trên mạng

Anh Tuấn |

Quản lý thị trường vừa tạm giữ lô nước hoa nghi nhập lậu, rao bán thường xuyên trên tài khoản Tiktoker Phan Thủy Tiên.

Nút thắt cổ chai gây ùn tắc trên đường Nguyễn Tuân

NGỌC THÙY |

Đường Nguyễn Tuân dài 720m, có diện tích lòng đường nhỏ hẹp, hiện tồn tại một “nút thắt cổ chai” gây ùn tắc giao thông thường xuyên.

Giáo dục 24/7: Một số địa phương không tổ chức thi tuyển vào lớp 10

Nhóm PV |

Bản tin Giáo dục ngày 22.2 có những thông tin đáng chú ý như sau: 4.589 thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT; Tạm đình chỉ công tác thầy giáo bị tố sàm sỡ học sinh tiểu học; Một số địa phương không tổ chức thi tuyển vào lớp 10 năm 2023...

Mạo danh quỹ đầu tư nước ngoài để lừa đảo đầu tư qua mạng xã hội

Gia Miêu |

Nhiều người dân tham gia các kênh đầu tư trên mạng xã hội đã bị lừa đảo với thủ đoạn mạo danh tên của một số quỹ đầu tư ngoại ở Việt Nam và kêu gọi đầu tư qua các ứng dụng trên mạng với lời hứa lãi suất cao.

Người trẻ loay hoay trả lời câu hỏi: Bám trụ lại thành phố hay về quê?

Phùng Nhung |

Lựa chọn ở thành phố hay về quê lập nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học là quyết định khó khăn đối với nhiều người trẻ.