Báo chí cách mạng khẳng định rõ vai trò trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Đại tá, nhà báo PHÙNG KIM LÂN - Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam |

Báo chí cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng, của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, là diễn đàn rộng rãi của nhân dân. Trong suốt 96 năm đồng hành và phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa.

Một nhiệm vụ chính trị trung tâm của báo chí cách mạng

Các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá Việt Nam. Đặc biệt trong thời Cách mạng công nghiệp 4.0, chúng triệt để khai thác thế mạnh của các công cụ truyền thông hiện đại để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, công tác quản lý, điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương; bôi nhọ hạ thấp uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phá hoại nền tảng tư tưởng và sâu xa hơn là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ Xã hội Chủ nghĩa...

Nhận thức rõ tình hình ấy, một trong bốn nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ được Đảng ta chỉ ra từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1.1994) là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Những năm qua, Đảng ta đã lãnh đạo, chỉ đạo tích cực đấu tranh, ngăn chặn. Tuy nhiên, hiện nay, nguy cơ này vẫn luôn hiện hữu và diễn biến phức tạp hơn. Ðảng ta khẳng định đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phòng, chống “diễn biến hòa bình”; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là nhiệm vụ cấp bách thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên và của mọi công dân. Đảng ta xác định báo chí cách mạng phải trở thành trung tâm tư tưởng của Đảng, của nhân dân. Đặc biệt trong cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phòng, chống “diễn biến hòa bình”, Đảng ta coi báo chí là vũ khí sắc bén có vai trò rất quan trọng.

Thực tế đã chứng minh báo chí cách mạng Việt Nam luôn thể hiện rõ vai trò, vị thế của mình, thực sự xung kích trên tuyến đầu đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Báo chí cách mạng khẳng định rõ vai trò và ưu thế

Với phương châm lấy “xây” để “chống”, báo chí cách mạng Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vai trò của báo chí trong tuyên truyền, phổ biến đưa Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống được thể hiện rõ nét. Báo chí là lực lượng chủ công tuyên truyền làm nổi bật, khẳng định những thành tựu của cách mạng; tính ưu việt của chế độ; sự đúng đắn của con đường xây dựng Xã hội Chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn. Báo chí đắm mình vào phong trào hành động cách mạng của toàn dân, tuyên truyền sâu rộng những tấm gương người tốt-việc tốt; nghĩa cử cao đẹp; điển hình tiêu biểu; cách làm sáng tạo... góp phần xây dựng chế độ, nền văn hóa và con người mới. Qua đó, báo chí gián tiếp góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phòng, chống “diễn biến hòa bình”.

Báo chí cách mạng tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; lên án những hành vi coi thường kỷ cương, phép nước; bài trừ tệ nạn xã hội... Qua đó, báo chí không những góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mà còn góp phần củng cố niềm tin, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, một mặt báo chí cách mạng tập trung tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận rõ những âm mưu, thủ đoạn chống phá ngày càng thâm hiểm, tinh vi của các thế lực thù địch, từ đó nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần cảnh giác, sức đề kháng để tránh mắc mưu và tích cực tham gia đấu tranh góp phần làm thất bại những luận điệu, chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch.

Mặt khác, báo chí cách mạng đi trước, đón đầu khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo và hiệu quả trong các chủ trương, nghị quyết của Đảng, ngăn chặn từ xa những luận điệu xuyên tạc. Thông qua các chuyên trang, chuyên mục báo chí đăng tải nhiều bài viết, chương trình phát sóng mang nội dung chuyên biệt góp phần đấu tranh, phản bác mạnh mẽ và làm thất bại các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Đặc biệt bằng sự tương tác đa chiều với bạn đọc, báo chí cách mạng tạo diễn đàn huy động, tập hợp tiếng nói của đông đảo quần chúng tham gia đấu tranh phản bác những quan điểm, luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch góp phần định hướng dư luận, xây dựng niềm tin trong nhân dân.

Mỗi năm, báo chí cách mạng thực hiện hàng chục nghìn tác phẩm đăng tải, phát sóng trên các chuyên mục đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phòng, chống diễn biến hòa bình”. Hầu hết tác phẩm được thực hiện công phu, lập luận chặt chẽ, có luận cứ, luận điểm sắc bén bảo vệ tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; sự đúng đắn, sáng tạo trong quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; kịp thời phản bác những luận điệu sai trái góp phần đáng kể vào cuộc đấu tranh ngăn chặn sự phá hoại về tư tưởng nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch.

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phòng, chống “diễn biến hòa bình” là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp. Các thế lực thù địch thường lợi dụng những sơ hở, sai sót của báo chí cách mạng để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta, do đó, đòi hỏi các cơ quan báo chí phải luôn đề cao tính thận trọng. Nói vấn đề gì, viết vấn đề gì; nói, viết vào thời điểm nào; ai viết, ai nói; viết, nói như thế nào... luôn là những yếu tố mà báo chí phải cân nhắc.

Trong đấu tranh, báo chí cách mạng phải tăng cường khả năng “bút chiến”, độ sắc sảo, sức thuyết phục, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận với thực tiễn; tránh tình trạng “nói lấy được”; nặng về lý luận; “bắn chỉ thiên” chung chung... Trước mỗi luận điểm, vấn đề, các nhà báo cần cố gắng tìm tòi, khai thác để có thông tin chứng minh, làm rõ vấn đề một cách thuyết phục. Sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí với các cơ quan nghiên cứu, nhất là nghiên cứu chiến lược cần chặt chẽ, hiệu quả hơn. Những nhận định đánh giá, dự báo tình hình, phát hiện sớm những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch do các cơ quan nghiên cứu cung cấp giúp báo chí rất nhiều trên mặt trận này.

Đấu tranh phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch; phòng, chống “diễn biến hòa bình”; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là cuộc chiến lâu dài, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải chủ động, quyết liệt, kiên trì và bền bỉ. Trong cuộc chiến này, các nhà báo và từng cơ quan báo chí không thể hoạt động tự thân, đơn thương độc mã. Chỉ có phát huy sức mạnh tổng hợp của cả “binh chủng” báo chí, truyền thông; của các tổ chức, các lực lượng; các cấp, các ngành, chúng ta mới đủ khả năng đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; phòng ngừa, đẩy lui những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Đại tá, nhà báo PHÙNG KIM LÂN - Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam
TIN LIÊN QUAN

Tiếp tục xây dựng nền báo chí cách mạng mang tính hiện đại, chuyên nghiệp

Phạm Đông |

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, trong thời gian tới, phải tiếp tục xây dựng nền báo chí cách mạng mang tính hiện đại, chuyên nghiệp, nhân văn và đi vào cuộc sống của nhân dân. Báo chí là một bộ phận rất quan trọng, mũi nhọn, vũ khí tự lực sắc bén về công tác tư tưởng của Đảng, xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Khởi nguồn của Báo chí Cách mạng Việt Nam

hữu giới |

Ngày 21.6.1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), báo “Thanh Niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên - khởi nguồn cho dòng báo chí cách mạng Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX.

Có gì tại Bảo tàng Báo chí cách mạng Việt Nam đầu tiên?

Bình Tâm - Lam Phương |

Với diện tích gần 1.500m2 trưng bày hơn 20 nghìn hiện vật của báo chí cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã bắt đầu đón khách tham quan từ ngày 19.6, nhân kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Lượng rác khổng lồ trôi nổi trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý lượng rác khổng lồ tràn ra vịnh Hạ Long, chủ yếu từ các khu nuôi trồng thủy sản bị bão số 3 đánh tan tành.

Cựu sếp Nhà Xuất bản Giáo dục nhận hối lộ đều đặn

Việt Dũng |

Suốt quá trình tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng các gói thầu tổng trị giá cả nghìn tỉ, hàng năm ông Nguyễn Đức Thái nhận hối lộ tới 20 tỉ của nữ đối tác.

Cả gia đình thoát nạn lở đất nhờ sơ tán kịp thời

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một gia đình may mắn thoát nạn bởi mới di dời khỏi căn nhà được vài chục phút thì lở đất ập tới làm sập nhà.

Nhanh chóng khắc phục sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Sau nỗ lực xuyên đêm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản khắc phục xong sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã (đoạn qua xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc).

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

Tiếp tục xây dựng nền báo chí cách mạng mang tính hiện đại, chuyên nghiệp

Phạm Đông |

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, trong thời gian tới, phải tiếp tục xây dựng nền báo chí cách mạng mang tính hiện đại, chuyên nghiệp, nhân văn và đi vào cuộc sống của nhân dân. Báo chí là một bộ phận rất quan trọng, mũi nhọn, vũ khí tự lực sắc bén về công tác tư tưởng của Đảng, xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Khởi nguồn của Báo chí Cách mạng Việt Nam

hữu giới |

Ngày 21.6.1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), báo “Thanh Niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên - khởi nguồn cho dòng báo chí cách mạng Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX.

Có gì tại Bảo tàng Báo chí cách mạng Việt Nam đầu tiên?

Bình Tâm - Lam Phương |

Với diện tích gần 1.500m2 trưng bày hơn 20 nghìn hiện vật của báo chí cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã bắt đầu đón khách tham quan từ ngày 19.6, nhân kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.