Bến Tre kiến nghị hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ ngăn mặn

Thành Nhân |

Hiện nay tỉnh Bến Tre chưa chủ động được nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt thích ứng với xâm nhập mặn, nước biển dâng,... UBND tỉnh Bến Tre kiến nghị bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án/công trình thủy lợi để sớm đưa vào phục vụ ngăn mặn, kiểm soát nguồn nước.

Ngày 20.12, ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã ký công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre năm 2022.

Theo đó, trong năm 2022, tỉnh Bến Tre bố trí khoảng 790 tỉ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư các công trình góp phần phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu như: Kè chống xói lở sông Mỏ Cày (bờ Nam thuộc huyện Mỏ Cày Nam); Kè sạt lở bờ sông Bến Tre (khu vực xã Nhơn Trạch, TP Bến Tre); Gia cố chống sạt lở bờ sông khu vực xã Mỹ Thạnh An (TP Bến Tre); Dự án củng cố, nâng cấp và bổ sung khép kín tuyến đê biển huyện Bình Đại,… Ngoài ra, tỉnh Bến Tre đã bố trí kinh phí sự nghiệp ngân sách tỉnh khoảng 700 triệu đồng cho ứng phó biến đổi khí hậu,…

Hạn hán, xâm nhập mặn vào năm 2020 đã khiến các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khóc liệt. Ảnh: Thanh Tiến
Hạn hán, xâm nhập mặn vào năm 2020 đã khiến các địa phương ở ĐBSCL thiếu nước tưới tiêu, sinh hoạt. Ảnh: Thanh Tiến

Theo UBND tỉnh Bến Tre, hiện nay tỉnh Bến Tre chưa chủ động được nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt thích ứng với xâm nhập mặn, nước biển dâng. Do hệ thống công trình thủy, lợi vẫn chưa khép kín như: Dự án quản lý nước vẫn chưa hoàn thành, hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre. Bên cạnh đó, năng lực cảnh báo xâm nhập mặn của tỉnh chưa hoàn chỉnh như hệ thống quan trắc dự báo độ mặn và giám sát chất lượng nước tự động trên các nhánh sông chính tỉnh Bến Tre hiện đang trong quá trình khắc phục, chưa vận hành chính thức.

Từ khó khăn trên, UBND tỉnh Bến Tre kiến nghị bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án/công trình thủy lợi để sớm đưa vào phục vụ ngăn mặn, kiểm soát nguồn nước như: Dự án Quản lý nước Bến Tre, Trạm bơm nước thô Cái Bè và hệ thống tuyến ống truyền tải. Đồng thời, hỗ trợ tỉnh đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, từ tháng 1 năm 2023 trở đi, dòng chảy về đồng bằng phụ thuộc khá lớn vào vận hành thủy điện ở thượng nguồn, có thể xảy ra các vận hành bất thường. Dự báo dòng chảy về ĐBSCL giảm nhanh các tháng đầu mùa kiệt, mặn có xu hướng tăng dần từ tháng 12 và các tháng đầu mùa khô.

Cụ thể, vùng ven biển ĐBSCL bao gồm các tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang được xem là có thể bị ảnh hưởng đến sản xuất cả mặn và ngọt. Mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa có kiểm soát mặn triệt để. Tháng 12 mặn có thể vào sâu 20 - 30km vùng cửa sông. Từ tháng 1 đến tháng 2.2023, mặn vào sâu 45 - 55km, còn từ tháng 3 mặn gia tăng chủ yếu khu vực sông Vàm Cỏ và có thể xâm nhập sâu 65 - 75km.

Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

Bến Tre: Bắt quả tang vụ cá độ bóng đá, tạm giữ 107 triệu đồng

Thành Nhân |

Ngày 15.12, Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Bến Tre cho biết, các lực lượng công an của tỉnh này vừa bắt quả tang một vụ cá độ bóng đá ăn tiền xảy ra trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Sẽ có cầu hơn 3.000 tỉ nối Vĩnh Long - Bến Tre

NHÓM PV |

Đề xuất hơn 3.000 tỉ đồng xây cầu nối Vĩnh Long - Bến Tre; Kiểm tra nhà máy xử lý rác ở Phú Quốc sau phản ánh của người dân; Bạc Liêu tiêu hủy số lượng lớn hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc; Hậu Giang nỗ lực chiêu mộ nhân lực trình độ cao; Ngân hàng Nhà nước vào cuộc gỡ khó tín dụng cho sản xuất, tiêu thụ nông sản chủ lực vùng ĐBSCL là những tin tức đáng chú ý của chương trình Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Hạn mặn đến sớm, các tỉnh ven biển miền Tây lên phương án ứng phó

NHẬT HỒ |

Hạn mặn đến sớm tại các tỉnh ven biển miền Tây, tuy nhiên thiệt hại không đáng kể do hiện tại các địa phương đã chủ động ứng phó. Theo dự báo, mặn xâm nhập sâu vào đất liền năm nay sẽ phức tạp nên cần đề phòng, thông báo sớm để người dân chủ động sản xuất.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.