Bí thư Khánh Hoà cam kết đẩy nhanh tiến độ dự án 72 triệu USD

Hữu Long |

Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án Nha Trang (Dự án CCSEP Nha Trang) chậm tiến độ, đối mặt nguy cơ hủy thầu, đền bù. Sốt ruột trước việc dự án chậm tiến độ, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh nêu quan điểm, các cơ quan ban ngành sợ trách nhiệm, không làm việc thì báo cáo ông.

Ngày 14.7, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã làm việc với Ngân hàng Thế giới (World Bank) để tìm tiếng nói chung liên quan đến việc chậm trễ triển khai Dự án CCSEP Nha Trang với số vốn đầu tư lên đến 72 triệu USD.

Theo báo cáo từ Ban Quản lý dự án (BQLDA) Phát triển tỉnh Khánh Hòa, quá trình thực hiện các hợp phần thuộc Dự án CCSE Nha Trang liên tục vấp phải các vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng.

Có một nút thắt trong việc triển khai dự án chính là khung chính sách áp dụng trong trường hợp đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Theo đó, ngoài tuân thủ pháp luật của Việt Nam, Khánh Hòa phải thực hiện theo khung đền bù mà World Bank đưa ra.

Trong khi đó, dự án hiện đang chậm ban hành tiêu chí tái định cư, dẫn đến chưa thể tổ chức lựa chọn lô tái định cư và chậm xác định giá trị lô tái định cư tối thiểu để có cơ sở tính toán số tiền bù khoảng chênh lệch cho các hộ dân đủ điều kiện.

Còn Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Khánh Hòa thì cho rằng, việc thay đổi ranh giới Dự án CCSE Nha Trang khiến Hội đồng bồi thường phải làm lại các bước từ kiểm kê, họp xác minh nguồn gốc đất, họp hội đồng bồi thường, niêm yết và trình phê duyệt…

Dự án CCSE Nha Trang chậm tiến độ, đối mặt với việc World Bank không cấp vốn cho các hạng mục chậm triển khai. Thậm chí, World Bank yêu cầu chủ đầu tư hủy các hợp đồng đã hết hạn (hợp đồng NT-2.1 hay còn gọi kè và đường Nam sông Cái) hoặc sắp hết hạn (hợp đồng NT-2.3 hay còn gọi Kè bắc sông Cái và đường Chử Đồng Tử).

Làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, bà Anna Wellenstein - Giám đốc Phát triển bền vững vùng Đông Á - Thái Bình Dương World Bank yêu cầu Khánh Hòa cần phải có cam kết chính xác và mạnh mẽ trong thực hiện dự án đúng tiến độ. Đối với kiến nghị của tỉnh, World Bank sẽ có cuộc họp nội bộ và đưa ra quyết định cuối cùng trong thời gian sớm nhất.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hải Ninh làm việc với World Bank.
Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hải Ninh làm việc với World Bank.

Làm việc với World Bank, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Dự án CCSE Nha Trang được thực hiện theo vốn vay của World Bank nên các sở ban ngành cần tuân thủ chính sách của World Bank. Đây là nguyên tắc cơ bản nhưng mình tự làm khó mình, cứ đi thật chậm trong khi không cần chậm.

“Ngân hàng thế giới, các chuyên gia đã hỗ trợ trong thẩm định các trường hợp bồi thường. Vấn đề các cơ quan chức năng phải hiểu nguyên tắc áp dụng thực hiện bồi thường.

Đối với trường hợp cụ thể, sau khi có ý kiến của World Bank thì mình áp dụng theo quy định đấy. Tôi đã nói trước, có vướng mắc gì thì sở ban ngành báo cáo tôi. Nhưng không có ai báo cáo… Còn đồng chí nào cảm thấy sợ trách nhiệm, không làm thì nói với tôi” – ông Nguyễn Hải Ninh nói và thay mặt chính quyền tỉnh Khánh Hòa xin lỗi World Bank vì gia hạn quá nhiều nhưng không làm được.

Trước yêu cầu hủy các gói thầu chậm tiến độ mà World Bank đưa ra, ông Ninh phân tích, nếu dừng lại thì những trường hợp giải phóng mặt bằng không áp dụng chính sách của World Bank sẽ giải quyết thế nào. Chưa hết, các hợp phần nếu hủy, chắc chắn không đảm bảo được tính đồng bộ và hiệu quả của dự án. Đến nay cũng đã có một đơn kiện của nhà thầu thi công nếu hủy dự án.

“Tất cả các việc này nếu xảy ra (huỷ hợp phần, nhà thầu kiện cáo…) thì người chịu trách nhiệm là UBND tỉnh Khánh Hòa… Tuy nhiên, đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa phối hợp với các bộ ngành để làm sao có giải pháp hợp lý nhất” – ông Nguyễn Hải Ninh nói và cam kết với World Bank từ nay đến ngày 30.6.2024, địa phương sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án như cam kết.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Nút thắt khiến dự án 72 triệu USD thi công chậm, nguy cơ phải bồi thường

Hữu Long |

Dự án môi trường ở Nha Trang có số vốn 72 triệu USD đang chậm tiến độ, đối mặt với nguy cơ hủy một số gói thầu, đền bù cho nhà thầu. Một trong những nguyên nhân khiến dự án này chậm tiến độ chính là việc thiếu đất tái định cư.

Sẽ rắc rối pháp lý nếu đồng loạt hủy thầu ở dự án 72 triệu USD Nha Trang

Hữu Long |

Dự án môi trường 72 triệu USD ở Nha Trang chậm giải phóng mặt bằng nên chậm tiến độ. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam yêu cầu hủy các hạng mục đầu tư chậm tiến độ ra khỏi dự án. Tuy nhiên, nếu hủy gói thầu này, Khánh Hòa sẽ đối diện với hệ lụy như đền bù thiệt hại cho nhà thầu, khiếu nại, khiếu kiện kéo dài.

Chủ đầu tư rút kinh nghiệm khi dự án môi trường 72 triệu USD chậm tiến độ

Hữu Long |

Khánh Hòa - Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa yêu cầu chủ đầu tư dự án 72 triệu USD ở Nha Trang nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện. Dự án triệu đô này đến nay đã chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng và đơn thư khiếu nại.

Tàn dư bão Yagi hồi sinh, đang hướng thẳng tới Ấn Độ

Thanh Hà |

Bão Yagi, cơn bão số 3 ở Biển Đông gây thiệt hại nặng nề ở Việt Nam, dự báo mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn ở Ấn Độ trong tuần tới.

Khách Tây xắn tay dọn dẹp đường phố Hà Nội sau bão Yagi

Nguyễn Đạt |

Khi hậu quả của bão số 3 Yagi còn hiện hữu, chương trình tình nguyện dọn dẹp đường phố Hà Nội thu hút sự tham gia của du khách quốc tế và người dân.

Giá vàng hôm nay 15.9: Lỗ nặng tới 2 triệu chỉ sau một tuần

Khương Duy (T/H) |

Giá vàng hôm nay 15.9: Sau một tuần mua vàng, nhà đầu tư trong nước lỗ tới 2 triệu đồng.

Tuyên Quang xét nghiệm nước gấp, nghi vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Việt Bắc |

Tỉnh Tuyên Quang đã lấy mẫu nước suối tại một số xã ở huyện (Chiêm Hóa) để xét nghiệm sau thông tin nghi vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở An Giang, Hà Giang, Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang và nhiều cán bộ bị kỷ luật... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (9.9-14.9).