Cảnh báo, di dời dân khỏi vùng sạt lở đất, cần bố trí kinh phí và quỹ đất

Vũ Long |

Các chuyên gia môi trường, địa chất và khoáng sản nêu ý kiến về tình hình lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng tại miền Trung vừa qua.

Cảnh báo đã có, nhưng ít người nghe

Theo PGS.TS Trần Tân Văn - Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, thiệt hại tại miền Trung do lũ lụt, sạt lở đất vừa qua là hết sức nặng nề. Rất nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành điều tra cảnh báo sạt lở đất. Tại Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ cũng đều có sạt lở đất gây thiệt hại về người và của.

PGS TS Trần Tân Văn cho biết, Chính phủ có đề án điều tra hiện trạng, phân vùng cảnh báo, đến nay đã điều tra được 22/37 tỉnh và phân vùng cảnh báo được cho 15/27 tỉnh theo tỉ lệ 1/50.000.

“Chúng ta đang làm nhưng tốc độ hơi chậm. Các nước trên thế giới cũng không có phương án khả thi ngăn chặn sạt lở đất. Việc cảnh báo phòng tránh phải thường xuyên khi mùa mưa bão xảy ra. Trước nay ít bị, giờ chúng ta đã làm nhưng không đủ độ kịp thời, chưa đủ quyết liệt và khẩn trương” – PGT TS Trần Tân Văn thẳng thắn nhìn nhận.

Về các hình thái thiên tai tại miền Trung, TS Trần Tân Văn cho rằng, các nhà khoa học cảnh báo địa chất các tỉnh miền Trung từ trước đó nhưng chưa đủ quyết liệt.

Còn theo PGS TS Vũ Thanh Ca - giảng viên cao cấp, khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên & Môi trường, cần phải bổ sung thêm rằng, là ở rừng núi nói chung độ dốc của mặt đất rất lớn, mưa thấm vào trong đất tạo thành dòng chảy ngầm, dòng chảy ngầm rửa trôi đất, trôi bề mặt, kết cấu trong đất suy yếu hơn.

“Bản thân khối đất trọng lực trượt xuống phía dưới, nước ở trong đất tạo áp suất thủy tĩnh lớn, công trình thủy trị sông thường khoan lỗ các bức tường, khoan lỗ thoát nước, hạ mức nước ngầm xuống, một phần nước chảy theo khe làm yếu đất, đẩy khối đất xuống, sạt lở đất xảy ra do mưa lớn, ví dụ vụ sạt lở đất ở trạm 67 cả ngọn núi cao 200m sạt xuống, đó là lý do gây ra các vụ sạt lở đất. Nói về việc cảnh báo, các nhà khoa học đã đưa thông tin, đã tuyên truyền nhưng trên thực tế ít người nghe.

Vì vậy bên cạnh việc truyền thông, cơ quan chức năng phải làm quyết liệt, có biện pháp hành chính để hỗ trợ người dân di dời khỏi vùng nguy hiểm” – PGS TS Trần Danh ca nêu ý kiến.

Nhiều "nút thắt" trong công tác di dời

Trao đổi với PV Lao Động - Phó trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) Trần Quang Hoài cho biết, kết quả điều tra thống kê từ năm 2001-2019 trên địa bàn 15 tỉnh điều tra cho thấy, đã có 829 điểm xảy ra sạt lở đất. Số điểm sạt lở đất có xu hướng ngày càng tăng, năm 2017 ghi nhận 235 điểm xảy ra sạt lở đất trong đó nhiều nhất là tại tỉnh Hòa Bình với 45 điểm, tỉnh Cao Bằng với 40 điểm.

Sạt lở đất tại Nam Trà Mi, bộ đội trắng đêm mở đường để cứu hộ. Ảnh: Ngọc Hà
Sạt lở đất tại Nam Trà Mi, bộ đội trắng đêm mở đường để cứu hộ. Ảnh: Ngọc Hà

Sạt lở đất có thể xảy ra vài lần tại cùng 1 điểm. Kết quả thống kê sơ bộ năm 2018 đã có 3 điểm sạt lở đất lớn xảy ra tại Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La gây ảnh hưởng lớn về người và tài sản.

Năm 2017 có số người chết do lũ quét sạt lở đất nhiều nhất, đã có 206 người bị thiệt mạng. Đây cũng là năm có số hộ phải di dời nhiều nhất, có 1.995 hộ cần di dời khỏi vùng có nguy cơ cao lũ quét sạt lở đất.

Đặc biệt, các đợt sạt lở trong tháng 10.2020 tại miền Trung vừa qua là thảm họa nặng nề với số người bị tử nạn và mất tích lên tới trên 136 người.

Lý giải vì sao đề án di dời dân khỏi vùng sạt lở chưa thể triển khai, báo cáo của BCĐ Trung ương về PCTT cho biết, ngoài vấn đề kinh phí, thì các nguyên nhân khác như: Quỹ đất bố trí cho chương trình còn hạn chế; chưa tập trung trọng tâm vào di dân cho vùng có nguy cơ rủ ro thiên tai cao; nơi ở mới chưa được đánh giá căn cơ về mức độ an toàn; chưa tạo được sinh kế bền vững cho người dân tại nơi ở mới… đã khiến đề án thực hiện có độ trễ...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sạt lở đất đá do nhiều loại hình thiên tai

Nguyễn Hà - Đặng Chung - Trần Vương |

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, sạt lở đất đá là do nhiều loại hình thiên tai.

Khánh Hòa lập dự án di dời dân vùng có nguy cơ cao sạt lở đất

Nhiệt Băng |

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xây dựng phương án di dời, bố trí tái định cư để người dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao ở khu vực núi Chụt (phường Vĩnh Trường) và thôn Thành Đạt, Thành Phát (xã Phước Đồng, Nha Trang) yên tâm ổn định cuộc sống.

Sạt lở đất trước biến đổi khí hậu: Cần có bản đồ phân vùng cảnh báo

LONG VŨ |

Khu vực miền Trung vừa qua đã xảy ra hàng loạt điểm sạt lở đất, trong đó có 3 điểm bị sạt lở nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Trước biến đổi của khí hậu, nhiều hình thái thiên tai cực đoan xảy ra, việc đánh giá và thành lập bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá cho từng địa phương được đặt ra cấp bách.

Nhanh chóng khắc phục sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Sau nỗ lực xuyên đêm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản khắc phục xong sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã (đoạn qua xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc).

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Google hỗ trợ quảng bá du lịch, văn hóa Việt Nam ra thế giới

Chí Long |

Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao đổi với đại diện Google về khả năng hợp tác để quảng bá văn hóa, du lịch, chuyển đổi kỹ thuật số...

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.