Cảnh báo tình trạng lừa đảo tinh vi trong môi giới xuất khẩu lao động

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ngày 13.12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã ra văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị xã thành phố trên địa bàn cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo chiếm dụng tài sản của người lao động trong hoạt động xuất khẩu lao động.

Theo đó, ở một số địa phương (tỉnh, thành phố) trong cả nước đã có tình trạng lợi dụng nhu cầu làm đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, các loại tội phạm đã lợi dụng chiếm đoạt tài sản của người lao động bằng nhiều thủ đoạn.

Cụ thể, các đối tượng tạo các trang website, Facebook giống các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có uy tín. Chúng thường xuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh đưa tiễn người lao động ở sân bay, ảnh chụp thị thực của các nước tiếp nhận được cấp… khiến nhiều người lao động cả tin, mất cảnh giác.

Tiếp đó, chúng lại đưa ra các chương trình ưu đãi với chi phí thấp, thậm chí chỉ bằng một nửa so với các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, yêu cầu người lao động phải đặt cọc chi phí trong thời gian ngắn.

Các đối tượng lừa đào còn tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội về xuất khẩu lao động để tìm kiếm các “con mồi” có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, đánh vào tâm lý, nhu cầu của người lao động muốn làm các thủ tục đơn giản, nhanh chóng, không cần tốn nhiều thời gian, để tiến hành câu nhử, tiếp cận các “con mồi”.

Chúng còn sử dụng nhiều tài khoản ảo để tạo tương tác, nhắn tin cho người lao động để củng cố niềm tin về chất lượng dịch vụ hỗ trợ; thậm chí còn “gạ” cho người lao động mượn tiền để làm thủ tục. Bằng thủ đoạn này, các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt của những người nhẹ dạ, cả tin số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

Một buổi tư vấn xuất khẩu lao động do cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Ảnh: Sở LĐTBXH tỉnh
Một buổi tư vấn, giới thiệu xuất khẩu lao động do cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Ảnh: Sở LĐTBXH tỉnh

Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cảnh báo: Với tâm lý “ham rẻ”, nhiều người lao động đã chuyển tiền để được ưu đãi để các đối tượng dễ dàng chiếm đoạt tiền. Khi người lao động chuyển tiền, các đối tượng cung cấp bản chụp phiếu biên nhận, bản hợp đồng có đóng dấu của công ty để người lao động tiếp tục đóng các khoản phí khác. Sau khi nhận đủ tiền các đối tượng sẽ tìm cách chặn tài khoản, số điện thoại người lao động.

Để tránh bị lừa đảo, người lao động tuyệt đối không tin vào các thông tin mời chào, hứa hẹn hỗ trợ làm làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài trên các website, trang Facebook, Zalo không chính thống.

Khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần đăng ký tại các địa chỉ uy tín thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội cấp huyện, Trung tâm dịch vụ việc làm; nếu qua doanh nghiệp dịch vụ thì phải được cấp giấy phép của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Một buổi tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động ở địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Sở LĐTBXH tỉnh
Một buổi tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động ở địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Sở LĐTBXH tỉnh

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có hơn 1.400 người được đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (chủ yếu ở các thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và một số nước châu Âu). Với mức thu nhập tương đối tốt, đời sống của các gia đình có con em đi lao động ở nước ngoài được cải thiện đáng kể so với thu nhập của việc làm tương tự tại địa phương.

Trong thời gian 5 năm, người lao động không vi phạm các quy định sẽ được cấp thị thực làm việc lâu dài ở nước này. Riêng thị trường Hàn Quốc đã có nhiều chủ trương mới mở rộng tiếp nhận các ngành nghề (kỹ thuật, điều dưỡng, công nghệ thông tin, nhà hàng - khách sạn, du lịch...), đồng thời mở rộng tiếp nhận lao động thời vụ, lao động kỹ thuật lành nghề, tạo cơ hội cho người có kinh nghiệm quay trở lại sau khi hết hạn hợp đồng, lương và các chế độ đãi ngộ được tăng cao. Đặc biệt, trong năm 2023, phía Hàn Quốc đã cấp chỉ tiêu gấp 5 lần cho lao động Việt Nam theo chương trình EPS so với năm 2022.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Nhiều giải pháp giúp người dân đi xuất khẩu lao động, tăng nguồn thu

Nhóm PV |

Những năm qua, các tỉnh, thành ở ĐBSCL thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập.

Thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động

Đặng Tiến - Bảo Nguyên |

Sau các phiên giao dịch việc làm tại các địa phương vùng cao, đồng bào người dân tộc thiểu số đã có nhiều thay đổi về lựa chọn việc làm, mang lại thu nhập ổn định.

Xuất khẩu lao động, hướng thoát nghèo cho lao động ở Quảng Nam

Hoàng Bin |

Sau 10 tháng, Quảng Nam đã vượt chỉ tiêu xuất khẩu lao động của cả năm 2023. Tín hiệu vui là lao động của tỉnh đi xuất khẩu được thị trường nước ngoài ưa chuộng và mang lại thu nhập tốt.

Người dân TPHCM thích thú khi tận mắt thấy hàng trăm siêu xe

Anh Tú - Thanh Vũ |

TPHCM - Ngày 14.9, Hành trình Gumball 3000 đã diễn ra ở đường Lê Lợi, Quận 1 thu hút hàng ngàn người đến chiêm ngưỡng 120 siêu xe từ nhiều nước trên thế giới.

Ngôi làng quanh năm tô vẽ, tạo tiếng trống dịp Tết Trung thu

Thanh Bình - Khánh Linh |

Làng nghề ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) là nơi khai sinh của nhiều món đồ chơi Trung thu cổ truyền.

Làm từ thiện không trung thực là vi phạm đạo đức, pháp luật

NHÓM PV |

PGS.TS Phạm Ngọc Trung đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện về tình người và vấn đề làm từ thiện sau cơn bão số 3.

Chưa đóng cửa mỏ vàng cũ, đã giao đất để làm mỏ vàng mới

HƯNG THƠ |

Công ty trây ỳ trả lại đất ở mỏ vàng A Pey A được tỉnh Quảng Trị cho thuê đất để thực hiện dự án mỏ vàng A Vao.

Đình chỉ 2 chủ tịch xã ở Lào Cai do lơ là phòng chống bão lũ

Bảo Nguyên |

UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định đình chỉ công tác đối Chủ tịch UBND xã Trung Lèng Hồ và Pa Cheo do vi phạm quy định phòng, chống bão lũ.