Đề xuất xây 8 trạm bơm dã chiến để cải thiện ô nhiễm sông Nhuệ, Tô Lịch

Phạm Đông |

Tại cuộc họp báo của UBND TP Hà Nội chiều tối 4.3, lãnh đạo Sở Xây dựng thông tin đơn vị đang đề xuất xây 8 trạm bơm dã chiến công suất 9 m3/s để cải thiện ô nhiễm sông Nhuệ và sông Tô Lịch.

Chiều tối 4.3, UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2.2021. Tại buổi họp báo, phóng viên đã đặt câu hỏi tới các ngành chức năng về giải pháp cải thiện ô nhiễm tại các dòng sông trên địa bàn thành phố như sông Tô Lịch, sông Nhuệ.

Trả lời câu hỏi này, ông Hoàng Cao Thắng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Thành phố đã nhận được có nhiều đề xuất về giải pháp cải thiện môi trường sông Tô Lịch, trong đó có phương án bổ cập nước sông Hồng qua hồ Tây rồi chảy vào sông Tô Lịch.

Thời gian gần đây, với việc Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ giao các đơn vị chức năng tìm phương án đẩy nhanh việc này, cơ quan liên ngành đã khảo sát và đưa ra đề xuất bổ cập nước sông Hồng qua cống Liên Mạc.

Lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết đã đề xuất xây 8 trạm bơm dã chiến để cải thiện ô nhiễm sông Nhuệ và sông Tô Lịch.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết đang đề xuất xây 8 trạm bơm dã chiến để cải thiện ô nhiễm sông Nhuệ và sông Tô Lịch.

Theo ông Thắng, nếu bổ cập qua cống Liên Mạc, phương án này có thể cải thiện ô nhiễm cả cho sông Nhuệ. Trước đây, Thành phố đã có dự án nâng cấp, xây dựng mới cống Liên Mạc, thời gian tới việc này sẽ được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn. Nếu dự án này được thực hiện sẽ đảm bảo việc tưới tiêu nông nghiệp và bổ cập nước sông Tô Lịch, sông Nhuệ.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội thông tin đơn vị đang đề xuất xây 8 trạm bơm dã chiến công suất 9 m3/s để cải thiện ô nhiễm sông Nhuệ và sông Tô Lịch. Với lưu lượng nước này có thể đủ để tạo dòng chảy, cải thiện ô nhiễm cho 2 con sông.

"Để xử lý vấn đề này, liên ngành sẽ nghiên cứu, tìm phương án cải thiện chất lượng nước, bổ cập cho sông Tô Lịch khả thi nhất để tham mưu, trình Thành phố Hà Nội", ông Thắng nói.

Tiếp đó, lãnh đạo Công an Thành phố Hà Nội cũng có thêm thông tin liên quan đến xử lý các sai phạm trong thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

Theo Thượng tá Phạm Đức Thắng - Phó phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP Hà Nội, trong lần đi kiểm tra đột xuất tại xã Nam Sơn và Khu Liên hợp xử lý rác thải Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn) vào ngày 3.12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã giao Công an Thành phố lập chuyên án xem có tiêu cực, sai phạm trong thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

Trong đó có việc xác minh tình trạng đổ nước vào rác để tăng khối lượng rác thải, nước rỉ rác không... và xử lý nghiêm nếu có sai phạm.

Thượng tá Phạm Đức Thắng.
Thượng tá Phạm Đức Thắng.

Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát môi trường và Phòng Cảnh sát kinh tế tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng theo dõi, giám sát, ngay từ các điểm đầu phát sinh, quá trình vận chuyển, xử lý, điểm trung chuyển, tập kết, điểm dừng nghỉ lái xe, từ Thành phố lên 2 khu xử lý rác Xuân Sơn, Nam Sơn.

Theo ông Thắng, đến nay chưa phát hiện hiện tượng bơm nước hay trộn các thứ khác để gia tăng khối lượng.

Về biểu hiện tiêu cực trong xử lý rác, hiện Phòng Cảnh sát kinh tế và Phòng Cảnh sát môi trường đang tích cực thu thập tài liệu liên quan, khi có thông tin sẽ cung cấp thêm với báo chí.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nam: Nước sông Nhuệ bốc mùi hôi, tiếp tục cảnh báo ô nhiễm

Phan Cúc |

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nam) vừa tiến hành lấy mẫu, phân tích nước tại cống Nhật Tựu (Kim Bảng, Hà Nam) cho thấy sông Nhuệ đang có mức ô nhiễm báo động cấp 2.

Người dân khốn khổ, bất an vì nhà máy chậm di dời

Đặng Tiến - Đình Hải |

Thuộc diện phải di dời khỏi nội đô nhưng suốt hơn 10 năm nay, Công ty Cổ phần xây lắp và Cơ khí cầu đường chưa thể di dời khỏi địa chỉ 460 Trần Quý Cáp (quận Đống Đa) khiến doanh nghiệp lâm vào tình cảnh “đi không được mà ở cũng không xong”. Tình trạng nhà xưởng kho bãi xuống cấp không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, gây bất an cho người dân sống trong khu vực.

Dời cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm khỏi nội đô: Ỳ ạch vì thiếu vốn, cơ chế

Văn Nguyễn |

Hàng loạt nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm vẫn “án binh bất động” trong các khu vực nội thành sau gần 15 năm Hà Nội triển khai chủ trương di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội đô. Tình trạng này đang tiếp tục gây ra nhiều lo lắng và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.