Đường vành đai 4 - Động lực cho sự phát triển của Thủ đô

Nhóm PV |

Dự án đường Vành đai 4 được kỳ vọng sẽ mang lại những lợi ích kinh tế, xã hội và là động lực cho sự phát triển của Thủ đô.

Tháng 6.2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 56/2022/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Nghị quyết nêu rõ: Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng.

Phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới, giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại. Góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Hướng tuyến đường Vành đai 4 đi qua các tỉnh và TP. Hà Nội
Hướng tuyến đường Vành đai 4 đi qua các tỉnh và TP. Hà Nội

Vào cuộc khẩn trương

Kể từ khi được thông qua, người dân trên địa bàn Thủ đô đều tỏ ra phấn khởi; lãnh đạo các cấp đều ý thức rõ về trách nhiệm, chủ động vào cuộc quyết liệt triển khai các phần việc trong dự án, nhất là công tác giải phóng mặt bằng đang được thực hiện khẩn trương, quyết liệt để tạo mặt bằng sạch để triển khai dự án.

Tại cuộc họp bàn kế hoạch với các tỉnh để triển khai Vành đai 4 - Vùng Thủ đô diễn ra đầu tháng 8 vừa qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị các địa phương thể hiện sự quyết tâm cao, tinh thần đoàn kết, tập trung, đồng bộ trong chỉ đạo thực hiện.

Chủ động phối hợp với các bộ, ngành T.Ư trong triển khai dự án. Tổ chức thực hiện nhanh, hiệu quả từng nội dung có liên quan đến địa phương mình, đảm bảo tiến độ chung của toàn bộ dự án.

Tại huyện Mê Linh, xã Kim Hoa (Mê Linh, Hà Nội) đã tiên phong trong việc tổ chức di dời 18 ngôi mộ tại thôn Kim Tiền nằm trong chỉ giới đường đỏ để phục vụ cho giải phóng mặt bằng Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Các ngôi mộ đường di dời về nghĩa trang thôn Kim Tiền trong sự đồng thuận cao của người dân.

Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn chia sẻ với người dân xã Kim Hoa về tầm quan trọng của dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn chia sẻ với người dân xã Kim Hoa về tầm quan trọng của dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Theo Chủ tịch UBND xã Kim Hoa Lê Xuân Trường, tuyến đường vành đai 4 đi qua địa bàn xã có tổng chiều dài hơn 3km. Tổng diện tích phải giải phóng mặt bằng tại xã này là 30ha, liên quan đến 400 thửa đất nông nghiệp và khoảng 200 phần mộ.

Sau thời gian tích cực vận động, tuyên truyền của cả hệ thống chính trị, hầu hết Nhân dân đã đồng thuận và nhận thức vai trò quan trọng, thiết yếu của tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Đồng thời, người dân nhất trí với việc di chuyển mồ mả, phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cho dự án.

Ngày 24.11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã đi khảo sát thực địa và làm việc với các cơ quan liên quan về tình hình thực hiện dự án, trọng tâm là dự án thành phần giải phóng mặt bằng (GPMB).

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gặp gỡ, trao đổi với người dân có đất nằm trong dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn huyện Hoài Đức. Ảnh: Viết Thành
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gặp gỡ, trao đổi với người dân có đất nằm trong dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn huyện Hoài Đức. Ảnh: Viết Thành

Ông Đinh Tiến Dũng cho biết, thực hiện dự án, Ban Chỉ đạo xác định GPMB, tái định cư là khâu “trọng điểm của trọng điểm”, phải đi trước. Quá trình triển khai thực hiện, UBND thành phố phải tiên lượng các vấn đề có thể phát sinh, còn khó khăn, vướng mắc để đề ra chính sách phù hợp, cần thiết.

Ông Đinh Tiến Dũng yêu cầu các quận, huyện vừa thi đua, vừa tăng cường học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau thực hiện công tác GPMB với quyết tâm bảo đảm tiến độ để đến tháng 6.2023 khởi công dự án.

Động lực phát triển "vùng Thủ đô"

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn TP.Hà Nội) -  Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, Hà Nội là không chỉ là Thủ đô của cả nước mà là vùng Thủ đô của rất nhiều tỉnh, phát triển của Hà Nội phải liên quan đến phát triển của các tỉnh trong vùng.

Việc phát triển đường Vành đai 4 không chỉ giải quyết vấn đề của riêng Hà Nội mà sẽ giải quyết vấn đề liên vùng Thủ đô. Nếu dự án này được vận hành, ý nghĩa của “vùng Thủ đô” sẽ thực sự được phát huy tác dụng.

Ông Cường phân tích, riêng với thành phố, hiện nay chưa có Vành đai 4, đường Vành đai 3 đã hoàn thành nhưng bị áp lực ùn tắc giao thông rất cao, như vậy chứng tỏ giao thông qua lại tại khu vực này rất lớn, nếu như tình trạng đó không được đáp ứng bằng việc mở rộng đường Vành đai 4 thì không chỉ tạo ra áp lực cho nội thành Hà Nội, gây ra ùn tắc khó khăn mà còn cản trở hoạt động lưu thông mang tính quốc gia.

Tất cả đầu mối giao thông từ phía Nam lên phía Bắc, từ phía Đông sang phía Tây đi qua khu vực Hà Nội sẽ đều bị ảnh hưởng nếu không có đường Vành đai 4. Nếu có đường vành đai 4 sẽ giải quyết được kết nối giao thông mang tầm quốc gia.

Về mặt kinh tế, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, khi có đường Vành đai 4 sẽ tạo ra tính chất liên kết vùng Thủ đô, các tỉnh trong vùng Thủ đô. Như vậy, không chỉ Hà Nội là cực phát triển mà cực phát triển lan tỏa thành các điểm trong vùng. Có đường Vành đai 4 chạy qua, các nguồn lực bên cạnh sẽ có điều kiện để đầu tư phát triển, đầu tư các trung tâm công nghiệp, đô thị… sẽ mang lại nguồn lực rất tốt.

Ông lưu ý, việc rà soát tổng vốn đầu tư là cần thiết, phải lấy căn cứ, kinh nghiệm, đơn giá đã thực hiện các công trình tương đồng để có tính toán phù hợp hoặc thậm chí việc xây dựng cả đường cao tốc và đường song hành là cần thiết.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Giải phóng mặt bằng Vành đai 4 là khâu trọng điểm, phải đi trước

PHẠM ĐÔNG |

Dự kiến trong quý IV.2022, Hà Nội sẽ giải ngân khoảng 1.759 tỉ đồng cho công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đường Vành đai 4. Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh Ban Chỉ đạo xác định giải phóng mặt bằng, tái định cư là khâu “trọng điểm của trọng điểm”, phải đi trước.

Hà Nội yêu cầu bàn giao giải phóng mặt bằng Vành đai 4 trước năm 2024

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Về việc triển khai giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4, UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện liên quan bàn giao 70% mặt bằng trên địa bàn của từng quận, huyện trước ngày 30.6.2023. Bàn giao phần mặt bằng còn lại trên địa bàn từng quận huyện trước ngày 31.12.2023.

Lập tổ công tác giải quyết hồ sơ, thủ tục liên quan đến dự án Vành đai 4

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - UBND thành phố yêu cầu các sở ngành, UBND các quận, huyện chỉ đạo xử lý, giải quyết khẩn trương, kịp thời các hồ sơ, văn bản, công việc liên đến dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4. Thành lập một tổ công tác chuyên trách theo dõi, đôn đốc, tham mưu xử lý các văn bản, hồ sơ liên quan.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.