Hà Nội: Tàu thuyền quá tải "làm xiếc" trên sông Hồng, lực lượng chức năng ở đâu?

LN - Đình Trường |

Sau hàng loạt các đợt kiểm tra, xử lý, song tình trạng tàu chở quá tải vẫn tái diễn trên sông Hồng, đặc biệt đoạn qua địa phận Hà Nội. Các phương tiện ngang nhiên nối đuôi nhau "dàn trận" trên sông như chốn không người.

Mỗi ngày, đoạn đường thủy trên sông Hồng, đoạn qua Hà Nội có từ 400 – 500 phương tiện di chuyển, tải trọng trên dưới 500 tấn nhưng gần như toàn bộ đều chở quá tải. Vạch kẻ an toàn trên thân tàu cũng chìm sâu dưới nước.
Mỗi ngày, đoạn đường thủy trên sông Hồng, đoạn qua Hà Nội có từ 400 – 500 phương tiện di chuyển, tải trọng trên dưới 500 tấn nhưng phần đa trong số chúng đều có dấu hiệu chở quá tải.
Có thể nhận biết bằng mắt thường bởi vạch kẻ an toàn trên thân tàu bị chìm sâu dưới nước.
Có thể nhận biết bằng mắt thường bởi vạch kẻ an toàn trên thân tàu bị chìm hoàn toàn dưới nước. Nước tràn hết lên thân thàu.
Có những tàu chở khối lượng vật liệu cao hơn khoang chứa từ 1-1,5m. Vượt quá sức chứa cho phép nhưng các phương tiện vẫn vô tư lưu thông.
Có những tàu chở khối lượng vật liệu cao hơn khoang chứa từ 1-1,5m. Vượt quá sức chứa cho phép nhưng các phương tiện vẫn vô tư lưu thông mà hầu như không thấy bóng dáng lực lượng chức năng ở đâu.
Phần lớn là các tàu chở vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá, xi măng,..
Phần lớn là các tàu chở vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá, ximăng,..
Chở quá tải khiến cho nước ngập hết mạn, nước thậm chí tràn cả lên boong tàu.
Chở quá tải khiến cho nước ngập hết mạn, nước thậm chí tràn cả lên boong tàu.
Hoạt động chở quá tải này diễn ra công khai, vô tư đi qua các trạm kiểm soát. Ghi nhận của PV trong sáng 26.10 cũng cho thấy, không có xuồng kiểm tra hay giám sát của lực lượng chức năng xử lý các vi phạm này.
Hoạt động chở quá tải này diễn ra công khai, vô tư đi qua các trạm kiểm soát. Ghi nhận của PV trong sáng 26.10 cũng cho thấy, không có xuồng kiểm tra hay giám sát của lực lượng chức năng xử lý các vi phạm này. Anh Nguyễn Văn Mạnh - người dân sinh sống gần cầu Thăng Long cho biết: "Mỗi lần qua cầu, nhìn xuống dưới sông thấy rầm rầm tàu đi lại...".
Chưa kể, nếu có bị xử lý, việc chở quá tải cũng chỉ bị xử phạt ở mức vài triệu động đến 10 triệu đồng. Hoàn toàn không đủ sức để răn đe so với lợi nhuận từ chở quá tải đem lại cho các chủ tàu sau mỗi chuyến hàng.
Chưa kể, nếu có bị xử lý, vi phạm này cũng chỉ bị xử phạt ở mức vài triệu đến 10 triệu đồng, hoàn toàn không đủ sức để răn đe so với lợi nhuận từ chở quá tải đem lại cho các chủ tàu sau mỗi chuyến hàng.
Việc chở quá tải tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Nếu trong thời kỳ mưa lũ hay diễn biến thời tiết bất thường, nguy cơ lật, đắm tàu hoàn toàn có thể xảy ra. Nhiều lái tàu cũng biết đến hậu quả này nhưng vẫn bất chấp vì cho rằng nếu chở đúng như đăng kiểm thì thu nhập không đáng bao nhiêu.
Việc chở quá tải tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Nếu trong thời kỳ mưa lũ hay diễn biến thời tiết bất thường, nguy cơ lật, đắm tàu hoàn toàn có thể xảy ra. Nhiều lái tàu cũng biết đến hậu quả này nhưng vẫn bất chấp vì cho rằng nếu chở đúng như đăng kiểm thì thu nhập không đáng bao nhiêu.
 Trong khi đó, hầu như năm nào trên tuyến sông Hồng cũng xảy ra những va chạm giữa các tàu vận tải. Cuối năm 2017, một tàu chở cát đi từ địa phận Vĩnh Phúc tới Hà Nội va chạm với một tàu chở than rồi bị lật.
Trong khi đó, hầu như năm nào trên tuyến sông Hồng cũng xảy ra những va chạm giữa các tàu vận tải. Cuối năm 2017, một tàu chở cát đi từ địa phận Vĩnh Phúc tới Hà Nội va chạm với một tàu chở than rồi bị lật.
Quan sát từ Cầu Thăng Long, các tàu chở vượt tải trọng như “dàn trận” trên sông Hồng. Sự qua mặt trắng trợn lực lượng chức năng đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý vận tải đường thủy. Ngay từ khâu bốc xếp hàng, vật liệu tại bến cảng trong nội địa đến giám sát việc lưu thông của các phương tiện.
Quan sát từ Cầu Thăng Long, các tàu chở vượt tải trọng như “dàn trận” trên sông Hồng. Sự qua mặt trắng trợn lực lượng chức năng đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý vận tải đường thủy. Ngay từ khâu bốc xếp hàng, vật liệu tại bến cảng trong nội địa đến giám sát việc lưu thông của các phương tiện.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, thượng tá Dương Đức Hải - Trưởng phòng CSGT (Công an TP.Hà Nội) cho biết đã nắm bắt được tình trạng các tàu chở vượt tải trên sông Hồng.

"Phòng CSGT (Công an TP.Hà Nội) đã lên kế hoạch phối hợp với Cục CSGT (Bộ Công an) ra quân nhằm kiểm tra, xử lý triệt để tình trạng trên ngay trong tuần tới" - thượng tá Hải cho biết.

Trưởng phòng CSGT (Công an TP.Hà Nội) cảm ơn Báo Lao Động kịp thời phản ánh đồng thời đề nghị được phối hợp cung cấp thông tin để cơ quan chức năng nhanh chóng xử lý tình trạng tàu chở cát quá tải trên sông Hồng.

LN - Đình Trường
TIN LIÊN QUAN

Bất chấp pháp luật, công nhiên dàn trận khai thác cát giữa ban ngày

LONG NGUYỄN - TRẦN TUẤN |

Không được cấp mỏ khai thác, cũng chẳng thuộc bất cứ dự án nạo vét nào, nhưng giữa thanh thiên bạch nhật, các đối tượng “cát tặc” vẫn ngang nhiên cắm vòi hút xuống sông Hồng rồi lấy đi hàng nghìn khối cát mỗi ngày. Chuyện thật như đùa xảy ra tại khu vực bến đò Chu Phan, nối xã Chu Phan (huyện Mê Linh) với xã Thọ An (huyện Đan Phượng, Hà Nội).

Cuộc chiến “ngao - cát” ở Hải Phòng: Tại sao “cát tặc” thỏa sức lộng hành nơi cửa biển?

TIẾN NGUYỄN |

Liệu có là... ngẫu nhiên khi các tàu “cát tặc” thỏa sức tung hoành ở cửa sông Văn Úc, nơi có trữ lượng cát cực lớn trong khi các lực lượng chức năng của TP. Hải Phòng thường xuyên tuần tra, kiểm soát hết sức chặt chẽ tại khu vực này? Vì đâu có chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”, tài nguyên khoáng sản quốc gia mỗi ngày bị xâu xé không thương tiếc?

Cuộc chiến "ngao - cát" ở Hải Phòng: Hàng trăm tỉ đồng nhà nước “bốc hơi” nơi cửa biển

TIẾN NGUYỄN |

Đã nhiều lần, những cuộc ẩu đả, đâm chém diễn ra giữa những người nuôi ngao và các tàu “cát tặc” nơi cửa biển. Tại “điểm nóng” này, các hộ nuôi ngao chỉ mang tính tự phát, còn doanh nghiệp khai thác cát thì chưa đủ điều kiện khai thác tài nguyên, thế nhưng mỗi ngày hàng chục tàu “cát tặc” công suất lớn vẫn ngang nhiên rút ruột cửa biển. “Ngao - cát” tranh giành cát cứ, Nhà nước thất thu hàng nghìn tỉ đồng…

Về đâu chợ nổi miền Tây?

NHÓM PV |

Từng là nơi giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền nhưng các chợ nổi ở miền Tây đang đứng trước nguy cơ chìm dần do vắng bóng thương hồ.

2 phút cướp ôtô rồi gây ra 6 vụ tai nạn khiến 7 người thương vong ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Cần Thơ - Sự việc xảy ra quá nhanh, quá trình cướp xe của đối tượng dương tính với ma túy chỉ diễn ra trong vòng 2 phút.

Tiền phạt quá tiền công, tài xế nói "quyết không chở nữa"

Tô Thế |

Nhận chuyển hàng cồng kềnh với hơn 100 nghìn đồng tiền cước. Tuy nhiên, nhiều tài xế bị CSGT Hà Nội phát hiện xử lý, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công.

Còn 9 nạn nhân mất tích trong vụ lở núi ở Làng Nủ

Đinh Đại |

Lào Cai - Lực lượng chức năng huyện Bảo Yên đã tìm thấy thi thể một nạn nhân mất tích trong vụ lở núi xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.

Phường lên tiếng vụ nước ngập nhà dân do thi công âu thuyền

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Cần Thơ - Sau phản ánh của Lao Động, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi và tìm hướng khắc phục cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi âu thuyền Cái Khế.

Bất chấp pháp luật, công nhiên dàn trận khai thác cát giữa ban ngày

LONG NGUYỄN - TRẦN TUẤN |

Không được cấp mỏ khai thác, cũng chẳng thuộc bất cứ dự án nạo vét nào, nhưng giữa thanh thiên bạch nhật, các đối tượng “cát tặc” vẫn ngang nhiên cắm vòi hút xuống sông Hồng rồi lấy đi hàng nghìn khối cát mỗi ngày. Chuyện thật như đùa xảy ra tại khu vực bến đò Chu Phan, nối xã Chu Phan (huyện Mê Linh) với xã Thọ An (huyện Đan Phượng, Hà Nội).

Cuộc chiến “ngao - cát” ở Hải Phòng: Tại sao “cát tặc” thỏa sức lộng hành nơi cửa biển?

TIẾN NGUYỄN |

Liệu có là... ngẫu nhiên khi các tàu “cát tặc” thỏa sức tung hoành ở cửa sông Văn Úc, nơi có trữ lượng cát cực lớn trong khi các lực lượng chức năng của TP. Hải Phòng thường xuyên tuần tra, kiểm soát hết sức chặt chẽ tại khu vực này? Vì đâu có chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”, tài nguyên khoáng sản quốc gia mỗi ngày bị xâu xé không thương tiếc?

Cuộc chiến "ngao - cát" ở Hải Phòng: Hàng trăm tỉ đồng nhà nước “bốc hơi” nơi cửa biển

TIẾN NGUYỄN |

Đã nhiều lần, những cuộc ẩu đả, đâm chém diễn ra giữa những người nuôi ngao và các tàu “cát tặc” nơi cửa biển. Tại “điểm nóng” này, các hộ nuôi ngao chỉ mang tính tự phát, còn doanh nghiệp khai thác cát thì chưa đủ điều kiện khai thác tài nguyên, thế nhưng mỗi ngày hàng chục tàu “cát tặc” công suất lớn vẫn ngang nhiên rút ruột cửa biển. “Ngao - cát” tranh giành cát cứ, Nhà nước thất thu hàng nghìn tỉ đồng…