Cuộc chiến “ngao - cát” ở Hải Phòng: Tại sao “cát tặc” thỏa sức lộng hành nơi cửa biển?

TIẾN NGUYỄN |

Liệu có là... ngẫu nhiên khi các tàu “cát tặc” thỏa sức tung hoành ở cửa sông Văn Úc, nơi có trữ lượng cát cực lớn trong khi các lực lượng chức năng của TP. Hải Phòng thường xuyên tuần tra, kiểm soát hết sức chặt chẽ tại khu vực này? Vì đâu có chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”, tài nguyên khoáng sản quốc gia mỗi ngày bị xâu xé không thương tiếc?

Của đau, con xót

Có tận mắt chứng kiến cảnh những người nuôi ngao dùng máu và nước mắt để đấu tranh chống lại những kẻ “bảo kê” cho các tàu “cát tặc” lộng hành nơi cửa sông Văn Úc mới thấu được nỗi thống khổ của họ. Cuộc chiến “ngao - cát” dường như diễn ra quanh năm, suốt tháng, chẳng một ngày nguôi. Đã 3 năm kể từ lần đầu tiên các tàu “cát tặc” tấn công vào những bãi nuôi ngao, những người dân ở đây chưa một ngày ngủ yên, bởi “miếng cơm, manh áo” của hàng nghìn con người, già, trẻ, lớn bé đang bị “cướp” ngay cửa miệng. Của đau, con xót, dù không muốn nhưng họ vẫn phải đứng lên tự bảo vệ tài sản của mình, cho dù biết có khi phải đổi bằng tính mạng.

Nhìn hàng trăm hécta diện tích ngao đang trong thời kỳ thu hoạch bị ảnh hưởng nặng nề bởi nạn “cát tặc”, bà Bùi Thị Thùy, một hộ nuôi ngao nơi cửa sông Văn Úc, không khỏi bức xúc: “Có bao nhiêu tài sản, vốn vay của ngân hàng chúng tôi đều dồn hết vào con ngao rồi. Ấy vậy mà, muốn được làm ăn lương thiện chúng cũng không tha. Ngày qua ngày, hàng chục tàu cát khai thác trái phép ngang nhiên tấn công vào các bãi ngao của chúng tôi. Cực chẳng đã, chúng tôi mới phải bảo nhau đấu tranh, xua đuổi các tàu “cát tặc” này. Vẫn biết rằng các đối tượng đó rất manh động, việc đấu tranh có thể bỏ mạng nơi đây, nhưng vì cuộc sống, vì mưu sinh, chúng tôi không còn cách nào khác”.

Bà Thùy thắc mắc: Các lực lượng chức năng trên địa bàn có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, hàng hóa ra vào khu vực biên phòng, cửa sông, cửa biển khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật; tạm giữ phương tiện phạm pháp, người, hàng hóa có nguy hại đến tài sản, tính mạng của nhân dân…”, nhưng lại không thể phát hiện ra các tàu “cát tặc” này ngày đêm lộng hành nơi đây, mặc dù trên địa bàn họ quản lý. “Tất cả những con tàu “cát tặc” bị bắt và đưa về đồn Biên phòng Đoàn Xá là do người dân chúng tôi phải đổ máu mới bắt giữ được, ấy thế nhưng kết quả xử lý thế nào thì chúng tôi hoàn toàn không biết. Các tàu “cát tặc” thì vẫn ung dung hoành hành, còn chúng tôi không biết kêu ai thấu” - bà Thùy nói.

Còn để dân đổ máu đến bao giờ?

Theo tìm hiểu của báo Lao Động, cuộc chiến “ngao - cát” nơi cửa sông Văn Úc diễn ra hết sức khốc liệt, khiến ANTT trong khu vực trở nên bất ổn. Trước thực trạng đó, ngày 20.4.2018, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành văn bản số 2144/UBND-TL về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trên vùng biển thành phố liên quan tranh chấp nuôi thả ngao và khai thác cát. Trong đó nhấn mạnh: “Thời gian gần đây, tình hình ANTT trên vùng biển Hải Phòng có diễn biến phức tạp liên quan tranh chấp trong hoạt động nuôi thả ngao và khai thác cát. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo ANTT tại các khu vực huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy, Cát Hải và quận Đồ Sơn, Hải An, UBND TP yêu cầu các quận huyện chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy Biên phòng thành phố, Công an thành phố và các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các đối tượng có hành vi tự ý cắm cọc nuôi trồng thủy sản khi chưa được phép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền; đảm bảo an ninh trật tự các khu vực đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản…”.

Trao đổi qua điện thoại với báo Lao Động, ông Bùi Đức Thảo, Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy (Hải Phòng), cho biết: Hiện nay, có 4 doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác khoáng sản trong khu vực gồm Cty Hoàng Sơn, Thiên Quý, Đông Kinh và Thành Trang. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn chưa hoàn tất các thủ tục để được khai thác. Riêng Cty Hoàng Sơn thì đủ thủ tục nhưng TP vừa có thông báo tạm dừng khai thác, vì vậy chưa có Cty nào được khai thác cát ở đây.

Như vậy đồng nghĩa tất cả các tàu khai thác cát ở cửa sông Văn Úc hiện nay đều là các tàu “cát tặc”. Dư luận nghi vấn, có thế lực nào “chống lưng” cho các tàu “cát tặc” này lộng hành nơi cửa biển?

TIẾN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".

Người dân xóm lưới ở Cần Thơ trông mong mùa nước nổi

MỸ LY - NGÂN TÂM |

Cần Thơ - "Năm nào, chúng tôi cũng mong mau đến mùa nước nổi để có việc làm nhiều, tăng thu nhập” -một nhân công tại làng nghề đan lưới Thơm Rơm bày tỏ.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.