Hàng loạt trụ sở làm việc trị giá hàng trăm tỉ đồng bỏ hoang sau sáp nhập huyện

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Gần 4 năm sau khi huyện Tây Trà được sáp nhập vào huyện Trà Bồng, các trụ sở làm việc của huyện Tây Trà cũ được đầu tư xây dựng hàng trăm tỉ đồng đang "đắp chiếu", hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Thực hiện Nghị quyết số 867 ngày 10.1.2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi, toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Tây Trà nhập vào huyện Trà Bồng từ ngày 1.4.2020.

Trụ sở Phòng GD&ĐT huyện Tây Trà (cũ) được chuyển giao cho Trường THCS Trương Ngọc Khang. Tuy nhiên, do trường chưa có nhu cầu sử dụng nên trụ sở này đang bỏ hoang.
Trụ sở Phòng GDĐT huyện Tây Trà (cũ) được chuyển giao cho Trường THCS Trương Ngọc Khang. Tuy nhiên, do trường chưa có nhu cầu sử dụng nên trụ sở này đang bỏ hoang.

Sau khi sáp nhập, tất cả tài sản của huyện Tây Trà được bàn giao cho huyện Trà Bồng quản lý, gồm hàng chục khu nhà công vụ, với tổng diện tích đất sử dụng hơn 589 nghìn m2, tổng giá trị hơn 516 tỉ đồng; cùng với 12 ôtô, máy móc, trang thiết bị hơn 72 tỉ đồng.

Gần 4 năm sáp nhập các đơn vị hành chính của huyện Tây Trà (cũ) về huyện Trà Bồng, đến nay chỉ có một số trụ sở như: Huyện ủy Tây Trà (cũ), trụ sở của Mặt trận và các hội đoàn thể… được bàn giao cho một đơn vị sử dụng. Số còn lại chỉ chuyển giao trên "giấy tờ", không sử dụng, quản lý nên đã xuống cấp trầm trọng.

Ông Hồ Thái Dương - nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Tây Trà cho biết: "Các trụ sở được đầu tư xây dựng với kinh phí hàng trăm tỉ đồng nhưng bây giờ bỏ hoang, lãng phí rất lớn, trong khi dân thì không có đất để sản xuất".

Theo quan sát của phóng viên, do bỏ hoang quá lâu, nhiều trụ sở đã bị dột nát, vách tường bong tróc, nền nhà rệu rã, hoang tàn, nhếch nhác.

Việc sáp nhập xã, huyện là chủ trương đúng đắn, nhằm tinh giản bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động về quản lý nhà nước tại địa phương, cắt giảm chi phí cho ngân sách... Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, nhiều trụ sở làm việc đang bị bỏ hoang, chưa có kế hoạch sử dụng, gây ra lãng phí.

Bà Hồ Thị Thập - Chủ tịch UBND xã Trà Phong cho biết, sau khi sáp nhập huyện, nhiều trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước dôi dư rất nhiều. Mặc dù huyện, tỉnh đã giao một số trụ sở của huyện lại cho xã nhưng xã sử dụng không hết, phòng còn trống rất nhiều, gây lãng phí lớn.

Cuối tháng 2.2023, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi giám sát thực tế theo chuyên đề việc quản lý tài sản công. Trong đó có việc tiếp nhận quản lý và sử dụng các công trình trụ sở, nhà làm việc, nhà ở của các cơ quan đơn vị thuộc huyện Tây Trà cũ sau khi sáp nhập với huyện Trà Bồng.

Hàng loạt trụ sở làm việc của huyện Tây Trà (cũ) không ai quản lý, bỏ hoang, dẫn đến xuống cấp. Ảnh: Ngọc Viên
Hàng loạt trụ sở làm việc của huyện Tây Trà (cũ) không ai quản lý, bỏ hoang, dẫn đến xuống cấp. Ảnh: Ngọc Viên

Theo báo cáo của UBND huyện Trà Bồng, địa phương đã xây dựng xong phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất của các cơ quan đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Nhà nước. Trong đó đã sắp xếp, điều chuyển 9 cơ sở nhà đất của 7 cơ quan, đơn vị thuộc huyện Tây Trà cũ với tổng diện tích đất là 11.555 m2, diện tích xây dựng sàn là 3.359 m2. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu tiếp nhận của xã Trà Phong để phục vụ cho việc làm trụ sở các cơ quan xã là rất ít. Theo chủ trương của huyện trong thời gian tới, địa phương sẽ tiến hành mời gọi đầu tư và bán đấu giá, nhưng rất khó thực hiện vì không tìm được người mua. Theo thời gian, nhiều công trình đã xuống cấp và hư hỏng.

Ông Trần Văn Sương - Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết, một số trụ sở làm việc của tỉnh, trung ương xây dựng trên huyện Tây Trà cũ bị bỏ hoang sau sáp nhập, hiện đang có chủ trương giao lại cho huyện Trà Bồng. Đây là một khó khăn lớn, bởi tài sản thuộc thẩm quyền của huyện, việc xử lý đã rất khó rồi. Việc đưa ra bán đấu giá tài sản trên đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất rất khó vì hầu như không ai ở địa phương có nhu cầu...

VIÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Trụ sở phường ở Thanh Hóa bỏ hoang, khuôn viên thành nơi đổ đất đá thải

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi sáp nhập phường, nhiều năm qua trụ sở cũ phường An Hoạch (nay là phường An Hưng, TP. Thanh Hóa) bị bỏ hoang, việc này khiến lãng phí tài nguyên đất và cơ sở hạ tầng. Thậm chí đến nay, nơi đây còn trở thành nơi đổ đất đá thải.

Công viên phần mềm 1.000 tỉ bỏ hoang, mỗi ngày trôi qua lãng phí đống tiền

Lê Thanh Phong |

Dự án Công viên Phần mềm 1.000 tỉ đồng (phường Thuận Phước, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) xây xong lại trở thành bãi hoang vì không hoạt động.

Loạt biệt thự nghìn tỉ dành cho chuyên gia bị bỏ hoang ở Đà Nẵng

Nguyễn Linh |

Hàng loạt biệt thự dành cho chuyên gia, đối tác làm việc tại Khu Công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng bị cây cối mọc um tùm, lãng phí nghiêm trọng.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.