Hàng nghìn chiến sĩ tham gia cứu hộ, ứng phó với áp thấp nhiệt đới

Vũ Long |

Áp thấp nhiệt đới gây mưa rất lớn tại khu vực miền Trung, nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất nguy hiểm, cần chủ động lực lượng, phương tiện, sẵn sàng ứng phó.

Vị trí và hướng đi của áp thấp nhiệt đới. Nguồn: NCHMF
Vị trí và hướng đi của áp thấp nhiệt đới. Nguồn: NCHMF

Mưa lớn kéo dài gây nguy cơ sạt lở đất, lũ quét

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, Chống thiên tai, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ hôm nay (26.10) đến hết ngày 27.10, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có mưa to đến rất to, dự báo lượng mưa: 100-200mm, có nơi trên 200mm; từ Bình Định đến Ninh Thuận và Nam Tây Nguyên 150-250mm, có nơi trên 300mm.

Từ chiều 26.10, trên khu vực ven biển từ Bình Định đến Ninh Thuận gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8. Do mưa to trở lại nên một số khu vực đã và đang ngập ở Quảng Nam (Tam Kỳ, Phú Ninh, Núi Thành) và Quảng Ngãi (Bình Sơn) nguy cơ ngập úng, lũ quét và sạt lở rất cao.

Mưa lớn cùng gió giật mạnh cũng sẽ gây nguy cơ mất an toàn cao đối với các hồ chứa, các khu công nghiệp khai thác khoáng sản lớn ở Tây Nguyên và các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản ở Phú Yên, Khánh Hòa.

Từ ngày 27-30.10, khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to do ảnh hưởng của không khí lạnh và nhiễu động gió Đông. Lượng mưa phổ biến 200-350mm, có nơi trên 400mm. Mưa lớn kéo dài khiến đỉnh lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, khu vực Bắc Tây Nguyên lên mức báo động 1 - báo động 2 và trên báo động 2; đỉnh sông Côn (Bình Định), sông Kỳ Lộ (Phú Yên), sông Dinh Ninh Hòa (Khánh Hòa), sông Cái Phan Rang (Ninh Thuận), sông La Ngà (Bình Thuận), thượng lưu sông Đồng Nai, các sông ở Nam Tây Nguyên lên mức báo động 2 - báo động 3, có sông trên  báo động 3.

Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các tỉnh Nam Tây Nguyên, thượng lưu sông Đồng Nai, từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, Chống thiên tai họp triển khai công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Ngọc Hà
Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, Chống thiên tai họp triển khai công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Ngọc Hà

Mưa cường độ lớn tập trung vào đêm 26.10 kéo dài sang sáng 27.10 có khả năng gây ngập úng cục bộ trên các khu vực đô thị như: Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Đà Lạt…  Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, Đắk Lắk và Lâm Đồng. Nguy cơ làm tràn các hồ chứa nhỏ đang thi công hoặc đã đầy nước khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên.

Nguy cơ mất an toàn với một số mỏ khai thác khoảng sản, trong đó có các mỏ khai thác titan ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú yên, Ninh Thuận, đặc biệt các mỏ khai thác bauxit khu vực Đắk Nông và Bảo Lộc (Lâm Đồng).

Trên 3.000 cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn

Để ứng phó với áp thấp nhiệt đới, Bộ Tham mưu Bộ đội biên phòng đã chỉ đạo các đơn vị ven biển từ Quảng Bình đến Bà Rịa  Vũng Tàu phối hợp với địa phương, cơ quan chức năng, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo cho các phương tiện đang hoạt động trên biển biết diễn biến, hướng đi của áp thấp nhiệt đới để chủ động di chuyển vòng tránh, hoặc về bờ đảm bảo an toàn, không đi vào khu vực nguy hiểm. 

Các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Bà Rịa Vũng Tàu duy trì trực 3.214 cán bộ, chiến sĩ với 272 phương tiện (36 tàu, 117 xuồng, canô, 105 ôtô) sẵn sàng tham gia xử lý các tình huống. Các đơn vị đã phối hợp thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 49.191 phương tiện với 261.324 người biết diễn biến, hướng đi của áp thấp nhiệt đới để chủ động di chuyển vòng tránh thoát khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về bờ neo đậu.

Vùng nguy hiểm trên biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 10,5 đến 14,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông. Gió mạnh cùng gió giật, sóng lớn và dông, lốc gần áp thấp nhiệt đới gây mất an toàn cho tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm (Trên vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; sóng biển cao từ 2-4m, biển động mạnh; khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao từ 2-4m, biển động.)

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Tin bão mới nhất: Dự báo cường độ áp thấp nhiệt đới đã có sự thay đổi

AN AN |

Đã có sự thay đổi trong dự báo cường độ áp thấp nhiệt đới; cụ thể dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh thêm nhưng vẫn ở cấp độ áp thấp nhiệt đới. Trước đó, dự báo ngày mai áp thấp nhiệt đới này khả năng mạnh thành bão.

Công điện hoả tốc ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

ÁI VÂN |

Ngày 25.10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành Công điện 1426/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão, khả năng gây mưa lũ rất nguy hiểm

AN AN - HOÀI ANH |

Tại cuộc họp về ứng phó áp thấp nhiệt đới chuẩn bị mạnh lên thành bão và tình hình mưa lớn phức tạp ở miền Trung những ngày tới hôm nay (25.10), ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng ban Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ, không để tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm của bão.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.