Hỗ trợ người lao động tự do: Áp lực trong việc tìm đúng người

Thuỳ Trang |

Nhiều quận, huyện tại Đà Nẵng đã thực hiện xong việc chi trả tiền hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19 của Chính phủ cho các nhóm đối tượng người có công, hộ nghèo, cận nghèo. Tuy nhiên, riêng nhóm lao động tự do, các xã phường đang gặp nhiều khó khăn khi số lượng người phải khảo sát, giám sát quá lớn, áp lực về thời gian lại quá ngắn.

Hướng dẫn chưa rõ ràng, địa phương lúng túng

Ngày 14.5, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Lê Văn Thanh đã có buổi làm việc với UBND Đà Nẵng, Sở LĐTBXH cùng nhiều cơ quan ban ngành khác về tình hình chi trả tiền hỗ trợ dịch COVID-19 của Chính phủ cho người dân.

Tính đến ngày 13.5, Đà Nẵng đã chi hỗ trợ cho 80.802 đối tượng, với kinh phí 87,7 tỉ đồng. Trong đó, có 13.732 người có công với cách mạng, đạt tỉ lệ 97,37%; 23.856 đối tượng bảo trợ xã hội, đạt tỉ lệ 89,4% và 43.214 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đạt tỉ lệ 78%. Còn lại 15.547 đối tượng đang tiếp tục chi trả.

Riêng với nhóm đối tượng sắp được chi trả, số người lao động (NLĐ) bị chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc, nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm tại Đà Nẵng ước tính là 24.000 người. “Đây là một con số rất lớn, trong khi thời gian bộ yêu cầu các cấp xã phường phải lập danh sách, chi trả lại quá ngắn gây áp lực cho cán bộ. Chưa kể, nhiều vướng mắc trong việc chọn lọc đối tượng cũng khiến họ rất vất vả” - đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Đà Nẵng có ý kiến.

Bên cạnh đó, Sở LĐTBXH Đà Nẵng nhận định, thông tin chủ trương hỗ trợ của Chính phủ thì sớm nhưng việc triển khai các biện pháp, hướng dẫn, các biểu mẫu, thủ tục, hồ sơ còn chậm. Thông tin trả lời trên các trang của bộ chưa thống nhất khiến địa phương lúng túng.

Tại Đà Nẵng, ngay sau Tết, vì ảnh hưởng của dịch nên ngành du lịch đã gần như ngừng hoạt động. Các nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành cho NLĐ nghỉ việc từ tháng 2, tháng 3. Trong khi đó, văn ghi ghi chỉ hỗ trợ NLĐ mất việc từ ngày 1.4 nên khi triển khai thì mỗi nơi hiểu một cách khác nhau.

Ông Thái Đình Hoàng - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Đà Nẵng - cho rằng, tại Quyết định số 15 quy định thủ tục hành chính cấp xã tiếp nhận 3 nhóm đối tượng với số lượng lớn, đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên, nhân lực cấp xã có hạn, các văn bản của Trung ương không quy định về trưng dụng cán bộ và hỗ trợ chi phí cho công tác tiếp nhận, phân loại, thẩm định hồ sơ nên các địa phương gặp rất nhiều khó khăn, trong khi thời gian hành chính xử lý chỉ có 5 ngày (kể cả 2 ngày công khai là quá ngắn.

Nguồn lực có hạn

Tiếp thu các ý kiến phản ánh, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Văn Thanh đánh giá cao Đà Nẵng đã ban hành các quyết định và thực hiện chi trả cho các nhóm đối tượng rất nhanh chóng. Đồng thời, thứ trưởng chia sẻ những khó khăn của các đơn vị vì thời gian gấp rút, bộ không thể tập huấn mà chỉ hướng dẫn qua văn bản.

“Mong muốn hỗ trợ người dân rất lớn nhưng nếu cho tất cả đối tượng thì nguồn lực lại có hạn. Cả nước có 55 triệu lao động thì có đến 30 triệu lao động tự do nên nếu chi trả tất cả, ngân sách sẽ rất khó khăn. Bộ đã cân đo đong đếm có thể sẽ hỗ trợ khoảng 5 triệu lao động tự do. Còn tuỳ vào từng địa phương, nếu có nguồn lực trong khả năng có thể mở rộng các nhóm hỗ trợ” - ông Thanh cho biết.

Khó nhất hiện nay là việc xác định NLĐ tự do, thứ trưởng đề nghị các địa phương nên dựa vào sự tự giác kê khai của người dân, từ đó lập danh sách công khai ở từng tổ dân phố để người dân giám sát, phản ánh, khiếu nại.

“Tuy nhiên, chúng ta cũng phải có cách làm, cơ chế để người dân có thể mạnh dạn phản ánh nhưng cũng không làm mất đi ý nghĩa của chủ trương này. Ngay sau đó, cứ đối tượng nào đúng thì các địa phương thực hiện chi trả, không cần phải đợi. Chi trả trong giai đoạn hiện nay mới có giá trị, người dân mới phấn khởi. Việc chi trả NLĐ theo hàng tháng cũng giúp chúng ta dễ xác định hơn” - Thứ trưởng Lê Văn Thanh trao đổi.

Quảng Bình: Thiếu kinh phí, ưu tiên hỗ trợ trước 3 nhóm đối tượng

Ngày 14.5, Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Bình cho hay, do thiếu kinh phí hỗ trợ nên tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các địa phương trước mắt ưu tiên hoàn thành danh sách 3 nhóm đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, gồm: Người có công, người đang hưởng trợ cấp xã hội, hộ nghèo và cận nghèo để cấp phát tiền. Dự kiến khoảng 170 tỉ đồng, cho 170.000 đối tượng. Số đối tượng còn lại sẽ được các địa phương rà soát, điều tra để bảo đảm không bỏ sót hoặc trùng lắp người được hỗ trợ.

Tổng số đối tượng tại Quảng Bình dự kiến được hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP là hơn 230.000 người với tổng kinh phí hơn 400 tỉ đồng. LÊ PHI LONG

Quảng Trị: Bắt đầu chi trả tiền hỗ trợ

Ngày 14.5, Sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Trị cho biết, đến chiều 13.5, có 9/10 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn đã hoàn thành thẩm định danh sách 4 nhóm đối tượng được hỗ trợ do dịch COVID-19, gồm: Người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Dự kiến, toàn tỉnh sẽ có 141.393 người được hỗ trợ với tổng kinh phí hỗ trợ cho 4 nhóm đối tượng trên là 138.670.250.000 đồng.

Trong ngày 14.5, thị xã Quảng Trị là địa phương đầu tiên tại Quảng Trị đã chủ động trích từ nguồn ngân sách địa phương để kịp thời hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng dịch COVID-19. HƯNG THƠ

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

Bình Dương: Chưa có NLĐ nào hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị hỗ trợ khó khăn

ĐÌNH TRỌNG |

Trong khi người có công, người bán vé số nghèo đã nhận hỗ trợ thì vẫn chưa có có doanh nghiệp, người lao động nào hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

Thanh Hóa: Các hộ dân lên tiếng về việc xin không nhận tiền hỗ trợ COVID-19

Quách Du - Xuân Hùng |

Nhiều hộ dân trong diện cận nghèo cho rằng gia đình mình không còn khó khăn lắm, nên đã tự nguyện ký vào đơn xin không nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng của Chính phủ.

Hơn 640 tỉ đồng đã tới tay người gặp khó khăn

Anh Nhàn |

640 tỉ đồng hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo, người có công, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở mầm non ngoài công lập... bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng của Chính phủ đã được TPHCM trao tận tay người dân.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.