Khốn khổ vì lục bình dày đặc sông rạch

Văn Sỹ |

Vài năm trở lại đây, lục bình (bèo Tây) xuất hiện dày đặc ở nhiều con sông, kênh rạch của các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang... ảnh hưởng đến sản xuất và cản trở giao thông đường thủy.

Kẹt cứng vì lục bình

Là tuyến sông huyết mạch dẫn nước ngọt đến nhiều địa phương các tỉnh như: Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang,... thế nhưng hơn 1 năm nay, nhiều đoạn của con sông Cái luôn dày đặc lục bình. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và lưu thông của người dân.

 
Lục bình dày đặc trên tuyến sông Cái, đoạn giáp ranh huyện Long Mỹ (Hậu Giang) với TX. Ngã Năm (Sóc Trăng). Ảnh: Văn Sỹ

Ông Võ Út Anh, thương lái làm nghề thu mua lúa ở địa bàn tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu chia sẻ, không chỉ ở sông Cái mà hầu hết các con sông, kênh rạch nội đồng khác ở nhiều khu vực này cũng kẹt cứng lục bình.

"Có những nơi, lục bình dày đặc, ghe mua lúa không thể chạy được đến ruộng để thu mua lúa của bà con. Chúng tôi buộc lòng phải chở bằng xe máy, chi phí tăng lên, giá lúa mua của nông dân kéo theo phải giảm từ 150 đến 200 đồng/kg.

 
Lục bình dày đặc cản trở lưu thông và ảnh hưởng dòng chảy phục vụ bơm tát nước của nông dân xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ (Hậu Giang). Ảnh: Văn Sỹ

Thương lái như tôi cũng khổ như nông dân, bởi các con sông, rạch kẹt cứng, ghe chạy rất chậm và phải nổ máy hết ga mới di chuyển được. Nếu như đường sông thông thoáng, ghe chạy  1 tiếng được 30km và tốn 5 lít dầu thì khi kẹt lục bình phải mất 3 tiếng đồng hồ và tốn hơn 10 lít dầu", ông Anh cho biết.

Ghi nhận kênh Xẻo Trâm (xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, Hậu Giang) trưa ngày 5.3, màu xanh lục bình bao phủ dòng sông nhiều km.

Một số nơi, được người dân phun xịt thuốc khai hoang để diệt lục bình. Tuy nhiên, cũng không mang lại hiệu quả.

 
Người dân xã Long Bình, TX. Long Mỹ (Hậu Giang) phun xịt thuốc khai hoang để diệt lục bình. Ảnh: Văn Sỹ

"Chúng tôi xịt thuốc cỏ vừa tốn tiền, tốn công mà cũng không được bao lâu lục bình lại dày đặc. Cùng lắm mới xịt thuốc khai hoang, chứ mình cũng sợ ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân", ông Nguyễn Văn Hùng bày tỏ.

Chờ một giải pháp hiệu quả

Không riêng Hậu Giang, ở nhiều con sông, rạch ở thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng); Huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), lục bình cũng bao phủ nhiều đoạn làm tê liệt hệ thống giao thông đường thủy.

 
Nhiều con sông, rạch ở Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu,.. lục bình dày đặc ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và giao thương. Ảnh: Văn Sỹ

"Chính quyền địa phương cùng người dân ở đây cũng có vài lần tổ chức diệt lục bình như phun xịt thuốc diệt cỏ, rào chắn ngăn lục bình, vớt bỏ bớt lục bình,... nhưng chỉ sau vài tháng lại phủ kín mặt sông.

Tôi nghĩ, phải có sự vào cuộc quyết tâm của ngành chức năng, chính quyền địa phương và người dân mình nữa mới diệt được loại lục bình này", ông Nguyễn Văn Hai, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) chia sẻ.

 
Các phương tiện lưu thông trên sông phủ kín lục bình rất khó khăn. Ảnh: Văn Sỹ

Còn ông Lê Hoài Trung, ngụ xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) chia sẻ: "Tôi thấy một số nơi như ở Long An, Tiền Giang, có người đầu tư máy thu hoạch lục bình. Việc họ bỏ công, máy ra để thu hoạch rồi lấy xác cây lục bình bán làm phân hữu cơ cũng là cách hay.

 
Lưu thông trên sông dày đặc lục bình, một chiếc máy bị xuắn rác vào chân vịt. Ảnh: Văn Sỹ

Theo ông Lai Thanh Ẩn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu: “Trước tình hình bất lợi của lục bình ở những dòng sông, tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp nghiên cứu đề xuất mua máy vớt lục bình. Tuy nhiên, qua khảo sát các tỉnh thì máy trục vớt lục bình có giá quá cao, khoảng 2,5 tỉ đồng/máy nhưng hiệu quả hoạt động không cao.

Do đó, ngành chức năng đang tập trung xem xét, học tập kinh nghiệm các tỉnh trong việc xử lý lục bình trên các tuyến kênh.


Văn Sỹ
TIN LIÊN QUAN

Tuyến đường án ngữ “lô cốt” chỉ vừa 1 xe máy, người dân chật vật lưu thông

Kim Sơn |

Do một công trình quây tôn án ngữ gần như toàn bộ diện tích đường Lương Thế Vinh, con đường này chỉ vừa cho một xe máy đi qua. Các phương tiện lưu thông hết sức chật vật; hàng quán kinh doanh ế ẩm khách hàng.

Biến lục bình thành loạt sản phẩm hút khách

Yến Phương |

Cần Thơ - Với nguyên liệu từ cây lục bình (bèo tây) thân thiện môi trường, hàng nghìn các sản phẩm thời trang, decor, gia dụng hàng ngày như túi, nón,.. vừa đẹp và lạ mắt được sản xuất và xuất khẩu ra thị trường trong nước và quốc tế.

Trên 70 tuổi, kiếm hơn 3 triệu hàng tháng nhờ đan lục bình

Hồ Thảo - Văn Sỹ |

Hậu Giang - Sản phẩm mỹ nghệ từ cây lục bình ngày càng được ưa chuộng, qua đó, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, kể cả người cao tuổi.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.