Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Sau 22 năm quy hoạch đến nay vẫn còn ngổn ngang

BẢO CHƯƠNG - VY AN |

Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TPHCM) được Chính phủ phê duyệt quy hoạch từ năm 1996 nằm ở bán đảo Thủ Thiêm bên bờ sông Sài Gòn, có tổng diện tích 657ha. 

Với vị trí vô cùng đắc địa, đô thị mới Thủ Thiêm được kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính, thương mại mang tầm cỡ quốc tế. Hàng loạt dự án với vốn đầu tư hàng tỉ USD liên tục được công bố đầu tư, xin phép đầu tư vào khu vực này. Tuy nhiên sau 22 năm, đô thị mới Thủ Thiêm vẫn còn khá ngổn ngang. Hiện mới chỉ có hệ thống giao thông, hạ tầng được đầu tư mạnh, các dự án tỉ đô đến giờ hầu hết vẫn còn nằm trên giấy.

Hệ thống giao thông vẫn chưa hoàn chỉnh

Theo quy hoạch 1/2.000 được duyệt, khu trung tâm mới của TPHCM thuộc địa bàn các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông và một phần phường Bình An, Bình Khánh. Nằm cách trung tâm quận 1 chỉ một con sông, bán đảo Thủ Thiêm được chọn là trung tâm tổng hợp mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố.

Theo quy hoạch, khu đô thị mới Thủ Thiêm chia làm 5 khu vực chính, gồm: Khu lõi trung tâm hành chính, Khu đa chức năng Đại lộ Đông Tây, Khu dân cư phía Bắc, Khu dân cư phía Đông và Khu lâm viên sinh thái phía Nam. Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch tập trung với 6 trọng tâm: Phát triển khu vực, hệ thống giao thông, hệ thống sinh hoạt, không gian sống và quản lý lưu lượng nước.

Tuy được quy hoạch từ năm 1996, nhưng phải đến 20 năm sau tức khoảng từ năm 2016 tới nay, cơ sở hạ tầng quanh khu đô thị mới Thủ Thiêm mới dần hình thành. Hiện nay, ngoài trục đại lộ Mai Chí Thọ đã hoàn thành, thì bốn tuyến đường chính trong khu đô thị Thủ Thiêm gồm: Đại lộ vòng cung (6 làn xe), đường ven hồ trung tâm (4 làn xe), ven sông Sài Gòn (2 làn xe) đang trong quá trình hoàn thiện.

Theo nhận định của các chuyên gia giao thông, dù Thủ Thiêm được kỳ vọng là khu đô thị hiện đại của TPHCM, song phải thừa nhận tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng thời gian qua còn quá chậm, chưa thật sự xứng tầm với vai trò là khu trung tâm mới của TPHCM sau hơn 22 năm quy hoạch.

Cho đến nay, duy nhất có đại lộ Mai Chí Thọ thuộc tuyến Đại lộ Đông-Tây; đường hầm vượt sông Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm 1 và tuyến đường kết nối cầu này với KĐT Sa La đã hoàn tất, còn lại các cầu Thủ Thiêm 2, 3, 4 kết nối bán đảo Thủ Thiêm với các quận trung tâm còn đang xây dựng dở dang. Đặc biệt, Tuyến Đại lộ vòng cung với 6 làn xe quanh khu đô thị đáng ra cần phải được làm trước để đẩy nhanh các phân khu chức năng của Thủ Thiêm nhưng lại mới đang thi công chậm chạp.

Nhiều dự án tỉ đô vẫn nằm trên giấy

Bán đảo Thủ Thiêm được kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính, thương mại mang tầm cỡ quốc tế và là đô thị đẹp nhất khu vực Đông Nam Á. Nhưng sau 22 năm, đến nay khu đô thị Thủ Thiêm đã giải phóng mặt bằng hơn 99% (còn khoảng 100 hộ dân khiếu nại). Gần như TPHCM phải mất 10 năm giải tỏa với khoảng 15.000 hộ dân đã di dời và thành phố cũng đã huy động gần 30.000 tỉ đồng để chi trả bồi thường, tái định cư.

Theo kế hoạch, thành phố phải xây dựng 12.500 căn hộ để phục vụ tái định cư, tuy nhiên đến nay người dân Thủ Thiêm vẫn chưa mặn mà dọn về “thiên đường Phố Đông” như viễn cảnh vẽ ra từ hơn 20 năm trước. Đáng nói, khu đô thị mới Thủ Thiêm chỉ có một khu tái định cư Bình Khánh đã hoàn thiện, song khu tái định cư này vẫn vắng bóng người. Toàn bộ khu tái định cư Bình Khánh nằm phía Đông của KĐT đến nay còn đến hơn 5.500 căn hộ chưa bố trí được cho người dân.

Bên cạnh đó, hiện nay tại Thủ Thiêm còn có khu đô thị Sa La của Đại Quang Minh, đây là dự án có quy mô lớn nhất, tầm cỡ nhất tại Thủ Thiêm quy mô khoảng 106ha nằm ngay ở vị trí trung tâm của Khu đô thị Thủ Thiêm đã hoàn thành giai đoạn 1. Để thực hiện dự án này, Cty Đại Quang Minh chi 8.265 tỉ đồng để làm 4 tuyến đường chính và 3.082 tỉ đồng để xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 dưới hình thức BT, đồng thời đã nộp vào ngân sách thành phố 3.325 tỉ đồng.

Trong khi đó hàng loạt dự án tỉ đô khác vẫn chỉ mới nằm trên văn bản vì nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn: Vào giữa năm 2017, UBND TPHCM mới có quyết định lựa chọn nhà đầu tư là liên danh Tập đoàn Lotte gồm 4 công ty thuộc Lotte triển khai dự án khu phức hợp thông minh tại khu chức năng số 2a với tổng vốn đầu tư 20.100 tỉ đồng. Trong khi dự án này mất hơn 7 năm chờ đợi mới chính thức có được quyết định chấp thuận là nhà đầu tư khu phức hợp tại khu đô thị Thủ Thiêm.

Tương tự, một siêu dự án khác với vốn đầu tư 4 tỉ USD của nhóm nhà đầu tư đến từ Mỹ cùng với Tập đoàn IPP đề xuất với TPHCM vào năm 2016, nhưng hiện vẫn đang chờ tính pháp lý. Ngoài ra, còn phải kể đến các dự án vẫn đang trong quá trình triển khai giai đoạn đầu như dự án Empire City trị giá 1,2 tỉ USD; dự án Sóng Việt tại khu chức năng số 1 Thủ Thiêm với tổng mức đầu tư là 7.300 tỉ; dự án Khu phức hợp 3.000 tỉ đồng của Sunshine Group là một tòa tháp đôi cao 36 tầng đối diện hầm Thủ Thiêm; tổ hợp căn hộ cao cấp 400 triệu USD của liên danh HongKong Land và Cty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM... Giấc mơ của một khu đô thị kiểu mới như kỳ vọng vẫn còn là câu hỏi để dành cho thời gian tiếp theo.

BẢO CHƯƠNG - VY AN
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.Hồ Chí Minh: Tìm phương án giải quyết thỏa đáng cho dân

T.CHÍ |

Câu chuyện về những quyết định thay đổi quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TPHCM) đang trở thành vấn đề nóng được người dân quan tâm, đặc biệt là liên quan đến bản đồ quy hoạch tỉ lệ 1/5.000 bị thất lạc nay vẫn chưa tìm thấy.

Người dân trưng ra bản sao tấm bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm bị “mất tích”

CAO HÙNG - NGÔ CƯỜNG |

Tấm bản đồ 1/5000 khu đô thị Thủ Thiêm từ năm 1996 Sở Quy hoạch TPHCM cho rằng chưa từng thấy, Bộ Xây dựng khẳng định tồn tại nhiều bản đồ về Thủ Thiêm, Trưởng Ban Tiếp công dân T.Ư nói “làm gì có bản đồ mà tìm”. Thế nhưng, ngày 4.5, ông Lê Văn Lung (nhà số 9 Trần Não, khu phố 1, quận 2, đã bị giải tỏa) bất ngờ tung ra cho PV Lao Động bản sao tấm bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 có dấu đỏ xác nhận của Văn phòng kiến trúc sư trưởng, Sở Xây dựng và Cty Dịch vụ phát triển đô thị, và khẳng định “không thể nói là không có bản đồ quy hoạch 1/5.000 khu đô thị Thủ Thiêm”.

Chính quyền nói thất lạc, dân bức xúc công bố bản đồ gốc Thủ Thiêm

Theo Vietnamnet |

Người dân Thủ Thiêm khẳng định, bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 là có và họ đang giữ tấm bản đồ này.

Tin buồn

Lao Động |

Bà Trịnh Thị Ngọc Lan (thân mẫu đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Trưởng Ban Công đoàn - Bạn đọc Báo Lao Động) sinh năm 1959, từ trần hồi 11h20 ngày 5.10.2024 (tức ngày 3 tháng 9 năm Giáp Thìn); Hưởng thọ 65 tuổi.

Chậm trễ xử lý xưởng trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý

TRUNG DU |

Thái Bình - Công tác xử lý vi phạm tại cơ sở tái chế phế liệu trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý ở huyện Vũ Thư chưa nghiêm túc.

Man United hòa Aston Villa, Erik ten Hag nguy cơ rời Old Trafford

Nhóm PV |

Tối 6.10 (giờ Việt Nam), Man United đã chia điểm Aston Villa tại vòng 7 Premier League.

Chiêu thức bán hàng có dấu hiệu nhập lậu trên mạng

Anh Tuấn |

Quản lý thị trường vừa tạm giữ lô nước hoa nghi nhập lậu, rao bán thường xuyên trên tài khoản Tiktoker Phan Thủy Tiên.

Nút thắt cổ chai gây ùn tắc trên đường Nguyễn Tuân

NGỌC THÙY |

Đường Nguyễn Tuân dài 720m, có diện tích lòng đường nhỏ hẹp, hiện tồn tại một “nút thắt cổ chai” gây ùn tắc giao thông thường xuyên.

Quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.Hồ Chí Minh: Tìm phương án giải quyết thỏa đáng cho dân

T.CHÍ |

Câu chuyện về những quyết định thay đổi quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TPHCM) đang trở thành vấn đề nóng được người dân quan tâm, đặc biệt là liên quan đến bản đồ quy hoạch tỉ lệ 1/5.000 bị thất lạc nay vẫn chưa tìm thấy.

Người dân trưng ra bản sao tấm bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm bị “mất tích”

CAO HÙNG - NGÔ CƯỜNG |

Tấm bản đồ 1/5000 khu đô thị Thủ Thiêm từ năm 1996 Sở Quy hoạch TPHCM cho rằng chưa từng thấy, Bộ Xây dựng khẳng định tồn tại nhiều bản đồ về Thủ Thiêm, Trưởng Ban Tiếp công dân T.Ư nói “làm gì có bản đồ mà tìm”. Thế nhưng, ngày 4.5, ông Lê Văn Lung (nhà số 9 Trần Não, khu phố 1, quận 2, đã bị giải tỏa) bất ngờ tung ra cho PV Lao Động bản sao tấm bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 có dấu đỏ xác nhận của Văn phòng kiến trúc sư trưởng, Sở Xây dựng và Cty Dịch vụ phát triển đô thị, và khẳng định “không thể nói là không có bản đồ quy hoạch 1/5.000 khu đô thị Thủ Thiêm”.

Chính quyền nói thất lạc, dân bức xúc công bố bản đồ gốc Thủ Thiêm

Theo Vietnamnet |

Người dân Thủ Thiêm khẳng định, bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 là có và họ đang giữ tấm bản đồ này.