Loay hoay giữ đất giữa trung tâm TP.Điện Biên Phủ

hải yến |

Vài năm trở lại đây, trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp, cá nhân tự ý san núi, bạt đồi, tạo mặt bằng trái phép, hoặc vượt quá diện tích, khối lượng cho phép. Mặc dù đã bị kiểm tra, xử lý và nhắc nhở, song thực trạng này vẫn tái diễn và có xu hướng ngày càng phức tạp hơn.

Lợi dụng giấy phép để “xẻ thịt” đồi

Du khách khi đặt chân đến thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến hình ảnh một số vạt đồi, núi bị cào bới, san gạt nham nhở. Nhiều người lầm tưởng địa phương này đang thực hiện một đại dự án nào đó.

“Án ngữ” ngay dưới chân cổng chào vào thành phố Điện Biên Phủ (thuộc phố 1, phường Him Lam) là hiện trường của một “tiểu công trường” đang tạm dừng hoạt động. Phần lớn diện tích của ngọn núi đá đã bị cào bới, san gạt để tạo mặt bằng. Khối lượng lớn đá đen vẫn nằm ngổn ngang và được quây tạm bằng những tấm tôn. Mỗi lần mưa xuống, dòng nước đen kịt chảy xuống lòng đường Võ Nguyên Giáp (trục chính chạy xuyên thành phố Điện Biên Phủ), gây phản cảm cho nhiều du khách.

Được biết, vị trí này trước đó được UBND thành phố cấp phép cải tạo mặt bằng cho 5 hộ dân, với diện tích hơn 1.700m2. Mục đích san ủi cải tạo mặt bằng được ghi trong đơn xin cấp phép là để tránh làm sạt lở đất, đá xuống mặt đường Quốc lộ 279, gây mất an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông trên Quốc lộ 279 (đoạn đường Võ Nguyên Giáp).

Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế, nhiều người lại đặt câu hoài nghi “liệu có việc lợi dụng giấy phép để xẻ thịt đồi?”. Sau những cuộc kiểm tra, chính quyền sở tại đã có quyết định đình chỉ hoạt động và chuyển Sở Tài nguyên Môi trường tiếp tục làm rõ những sai phạm liên quan.

Ông Lò Văn Diên - Chủ tịch UBND phường Him Lam (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) - thừa nhận đây là thực trạng chung đã diễn ra một vài năm và không chỉ riêng tại địa bàn phường.

Theo thống kê từ UBND phường Him Lam, năm 2019 riêng địa phương này đã tiến hành lập biên bản, xử lý vi phạm 8 trường hợp thuộc thẩm quyền liên quan đến san ủi, cải tạo mặt bằng không có giấy phép, với số tiền phạt là 16 triệu đồng. Năm 2020, tại địa phương này vẫn tiếp tục ghi nhận 6 trường hợp bị xử lý vì các hành vi tương tự, với tổng số tiền 45,5 triệu đồng.

Qua phân tích cho thấy, mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn, với diện tích và quy mô ngày một gia tăng. Thậm chí, có trường hợp vi phạm với diện tích 2.500m2. Đa phần là vi phạm không phép, một số trường hợp vượt quá nhiều lần so với khối lượng, diện tích được cấp phép.

Loay hoay xử lý

Ông Diên cũng cho biết thêm: “Thời gian gần đây còn xuất hiện tình trạng lợi dụng trên địa bàn đang triển khai nhiều công trình, dự án lớn, người dân và doanh nghiệp thỏa thuận ngầm để đưa máy móc vào san gạt các quả đồi, doanh nghiệp có đất tạo mặt bằng triển khai dự án, người dân thì được san ủi miễn phí”.

Đánh giá đây là hành vi trái phép, song theo ông Diên thì chính quyền địa phương không thể xử lý vì không có căn cứ. Mặt khác, “Vì làm trái phép nên đa phần đều thực hiện vào ban đêm. Cứ tầm 9 giờ, 10 giờ tối họ đưa máy móc vào san gạt. Giờ chủ yếu làm bằng máy móc chứ không thủ công như trước, chỉ vài tiếng là xong nên không thể kịp thời ngăn chặn” - ông Diên nói.

Tuy nhiên, khi trao đổi về thực trạng này, ông Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Văn Đông lại cho rằng, chính quyền cơ sở chưa làm hết trách nhiệm. Bởi UBND cấp xã, phường là lực lượng gần dân nhất và đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để xử lý sai phạm. Đối với sai phạm vượt thẩm quyền thì báo cáo lên cấp trên để xem xét xử lý.

Mặt khác, cũng theo ông Đông: Hiện nay trên địa bàn thành phố có nhiều công trình, dự án lớn đang được triển khai nên những vi phạm liên quan đến đất là khó tránh khỏi. Trong khi đó, có những dự án đã tiến hành được vài năm, song tỉnh lại chưa có khảo sát các điểm mỏ đất nên công tác quản lý gặp khó.

“Mới đây, UBND tỉnh mới có văn bản yêu cầu khảo sát các điểm mỏ đất trên địa bàn thành phố. Chúng tôi vừa tham mưu UBND thành phố ký ban hành văn bản gửi các địa phương đề nghị rà soát, đề xuất các điểm, khu vực khai thác đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó mới có cơ sở, dữ liệu về nguồn tài nguyên đất, phục vụ công tác quản lý tốt hơn” - ông Đông cho biết thêm.

Những tồn tại liên quan đến việc quản lý đất tại thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra vài năm. Ngoài hậu quả nhìn thấy rõ là đất lâm nghiệp đang bị lấn chiếm trái phép, thì ít ai lường trước được những nguy cơ khi núi đồi bị biến dạng, phá vỡ kết cấu thì sạt lở, nhất là thời điểm sắp bước vào mùa mưa là điều khó tránh khỏi.

hải yến
TIN LIÊN QUAN

Rừng phòng hộ ở Quảng Trị bị "xẻ thịt": Xem xét trách nhiệm chủ rừng

HƯNG THƠ |

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải vì để xảy ra tình trạng phá rừng.

Lại “nóng” nạn lâm tặc xẻ thịt rừng quý

bảo trung |

Giữa lúc lãnh đạo, cán bộ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông (Đắk Lắk) đang “vui xuân” thì lâm tặc đã bất ngờ đột nhập, tàn phá rừng khu vực Núi Voi Kéo (thuộc lâm phần của đơn vị nói trên).

Đắk Lắk: Rừng gỗ quý ở huyện Krông Bông tiếp tục bị lâm tặc xẻ thịt

BẢO TRUNG |

Ngày 19.2, Công an huyện Krông Bông (Đắk Lắk) thông tin, đang tiếp tục mở rộng điều tra đường dây khai thác và vận chuyển trái phép gỗ pơ mu quý hiếm tại lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.