Ngư dân vươn khơi bám biển

thanh chung |

Bất chấp lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hàng chục nghìn ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi vẫn tiếp tục vươn khơi bám biển.

Lệnh cấm phi pháp

Trung Quốc vừa ban hành cái gọi là  “quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông”, bao gồm cả một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1.5 đến 16.8. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra khơi của ngư dân miền Trung, đặc biệt là ngư dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Những ngày này, tại cảng cá Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tấp nập tàu thuyền vào ra. Hàng chục con tàu nối đuôi nhau tiếp tục vươn ra ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa… để đánh bắt hải sản. Dù quy chế cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc, tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã ban bố với những lời lẽ đe dọa.

Sau hơn một tháng lênh đênh trên ngư trường Hoàng Sa, tàu cá QNg 95122-TS của ngư dân Nguyễn Nở trú (xã Bình Châu) vừa trở về đang chuẩn bị nhu yếu phẩm, bơm nạp nhiên liệu để tiếp tục ra ngư trường Hoàng Sa khai thác hải sản.

Ngư dân Nguyễn Nở khẳng định: “Lệnh cấm này không có giá trị đối với tôi và các bạn tàu”.

Theo ngư dân Nở, với lệnh cấm vô lý của Trung Quốc tất cả ngư dân Quảng Ngãi đều rất bức xúc với việc làm này. Vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa là ngư trường truyền thống từ bao đời nay của ngư dân Việt Nam nên không bao giờ chúng tôi từ bỏ vươn khơi. Dù việc đánh bắt còn gặp nhiều khó khăn bởi tàu của ngư dân chúng tôi thường bị các tàu lớn phía Trung Quốc xua đuổi và đâm chìm nhưng không bao giờ ngừng vươn khơi.

“Đây không chỉ là vì kế sinh nhai mà còn là nhiệm vụ bảo vệ, khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo thiêng liêng Trường Sa và Hoàng sa của Việt Nam” - ngư dân Nở chia sẻ.

Không chỉ ở Quảng Ngãi, tại cảng Kỳ Hà (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) hàng chục con tàu đang chuẩn bị tiến thẳng ra ngư trường Hoàng Sa. Ngư dân Huỳnh Trương (50 tuổi, trú xã Tam Quang, huyện Núi Thành) đang chuẩn bị ngư cụ cho biết, chúng tôi cập cảng được 5 ngày, bán hết số cá thu được 200 triệu, dự tính chuẩn bị xong thì chúng tội lập tức trở lại ngư trường Hoàng Sa.

“Ngư dân chúng tôi vươn khơi ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam. Đó không chỉ là nơi chúng tôi đánh bắt hải sản, làm ăn hàng ngày, mà còn là không gian sinh tồn bao đời của ngư dân miền Trung, Việt Nam. Họ cấm đó là chuyện của họ, còn chúng tôi sống làm theo pháp luật Việt Nam, nên Trung Quốc cấm hay không cấm không ảnh hưởng đến việc chúng tôi vươn khơi ở ngư trường của mình” - ngư dân Trương quả quyết.

Ngư dân an tâm tiếp tục vươn khơi bám biển

Tại huyện đảo Lý Sơn có trên 60 tàu cá 850 ngư dân thường xuyên hành nghề ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa.

Ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi cho biết: “Các tàu hải cảnh của Trung Quốc thường xuyên ngăn cản, rượt đuổi bắt, đánh đập và cướp tài sản của ngư dân chúng tôi, mà cho ngư dân chúng tôi nản lòng. Nhưng ngược lại ngư dân chúng tôi quyết tâm sống không thể thiếu Hoàng Sa và Trường Sa vì nơi đó đã có một phần xương máu của cha ông ta và chúng tôi kiên quyết góp phần cùng ngư dân cả nước để khẳng định bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc mà bao đời qua cha ông ta đã gìn giữ”.

Ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, mà hằng năm từ ngày 1.5 đến 16.8 đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá này.

“Việc Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông đã vấp sự phản đối và không có giá trị đối với ngư dân Quảng Nam nói riêng và ngư dân Việt Nam nói chung. Vì vậy, ngư dân Quảng Nam cùng ngư dân Việt Nam vẫn quyết tâm bám biển suốt năm. Quảng Nam có 750 tàu thuyền (trong đó có 36 tàu vỏ thép) đánh bắt xa bờ, khoảng gần 10.000 lao động vẫn đang hiện diện ở 2 ngư trường truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” - ông Ngô Tấn nói.

Để đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi, ông Ngô Tấn cho hay, các cơ quan, ban ngành tỉnh luôn khuyến khích ngư dân thành lập các tổ đoàn kết đánh bắt trên biển (từ 5-10 tàu) và đánh bắt cách nhau 2-3 hải lý để thông tin liên lạc giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn; tất cả các tàu thuyền đánh bắt xa bờ phải trang bị thông tin liên lạc đầy đủ, trong đó có trang bị máy giám sát hành trình… những máy này có thể kết nối được với đất liền nên rất thuận lợi cho ngư dân yên tâm vươn khơi.

thanh chung
TIN LIÊN QUAN

Thiết bị giám sát tàu cá hư hỏng: Đài TTDH Nha Trang thay mới cho ngư dân

Nhiệt Băng |

Ông Trần Quang Minh - Giám đốc Đài Thông tin duyên hải Nha Trang - Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Vishipel) cho biết sẽ thay mới thiết bị giám sát tàu cá cho ngư dân Trương Gia Tân (chủ tàu cá KH 99779 TS, trú Hòn Rớ, xã Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hòa). 

Ngư dân phấn khởi vươn khơi, giám sát chặt chẽ môi trường

TRẦN TUẤN |

Sau 4 năm xảy ra sự cố môi trường biển ở Hà Tĩnh, tình hình kinh tế xã hội, an ninh trật tự nơi đây được đảm bảo, ngư dân sắm tàu lớn vươn khơi, phấn khởi, tin tưởng vào công tác giám sát, bảo vệ môi trường tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân vụ đâm chìm tàu Hoàng Sa

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm vụ tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.