Người dân xa quê háo hức về nhà thả cá tiễn ông Công ông Táo

Lương Hà |

Thái Bình - Ngày 14.1 (tức ngày 23 tháng Chạp), sau khi làm xong các thủ tục cúng ông Công ông Táo; nhiều người dân Thái Bình nô nức đem cá chép đến thả tại các dòng sông, hồ nước.

 
 
Theo ghi nhận của Lao Động sáng ngày 14.1 (tức ngày 23.12 âm lịch) tại khu vực bờ sông Sa Lung (xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình), nhiều người dân đã nô nức đi thả cá vàng trong dịp ông Công ông Táo. Ảnh: Lương Hà
Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người Việt thường chuẩn bị 3 con cá chép sống (hay cá vàng) thả trong chậu nước. Sau khi cúng xong, người ta sẽ đem cá phóng sinh xuống ao, hồ hay sông.
Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người Việt thường chuẩn bị 3 con cá chép sống (hay cá chép đỏ) thả trong chậu nước hay bát to. Sau khi cúng xong, người ta sẽ đem cá phóng sinh xuống ao, hồ hay sông quanh khu vực nhà mình. Ảnh: Lương Hà
 
Cá chép được thả chủ yếu là cá chép đỏ. Nhiều người lựa chọn loại cá này vì theo quan niệm dân gian, giống cá này là phương tiện đi lại chính của ông Táo quân. Ảnh: Lương Hà
 
 
Háo hức trở về quê từ trước ngày 23 tháng Chạp, chị Lương Thị Hồng Ngọc - 26 tuổi - nhân viên văn phòng tại Hà Nội  - cười nói kể: "Mặc dù, chưa đến ngày nghỉ chính thức của công ty nhưng hôm nay đúng vào dịp cuối tuần nên tôi trở về quê để cùng gia đình quây quần làm lễ, dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón Tết. Đối với cá nhân tôi không gì tuyệt hơn việc được về quê thả cá, sắp lễ cùng mẹ ngày ông Táo. Ảnh: Lương Hà
Nhẹ nhàng thả cá xuống sông, anh Nguyễn Văn Quân - xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng chia sẻ: “Suốt nhiều năm công tác xa gia đình
Nhẹ nhàng thả cá xuống sông, anh Nguyễn Văn Quân - xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng chia sẻ: “Suốt nhiều năm công tác xa gia đình
Nhẹ nhàng thả cá xuống sông, anh Nguyễn Văn Quân (xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng) - chia sẻ: “Suốt nhiều năm tôi công tác nước ngoài, xa gia đình, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 không về được, năm nay tôi mới được trở về nhà, đón Tết cùng mọi người. Nhiều năm xa nhà, nhưng cảm giác vẫn vậy, hối hả đi chợ, tất bật cùng cả nhà sắp lễ cúng ông Công ông Táo. Sau đó, tôi được phân công nhiệm vụ chính là đi thả cá. Cảm giác đó thật quen thuộc và bình yên". Ảnh: Lương Hà
Nhiều người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường, mang theo bình nhựa, chậu nhựa đi thả cá để giảm rác thải túi nilon. Chị Lương Thị Hằng - xã Hồng Việt  cho biết, đựng cá vàng vào chậu đem đi thả vừa tiện dụng vừa tránh được việc xả rác thải bừa bãi ra sông hồ.
Nhiều người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường, mang theo bình nhựa, chậu nhựa đi thả cá để giảm rác thải túi nilon. Chị Lương Thị Hằng - xã Hồng Việt  cho biết, đựng cá vàng vào chậu đem đi thả vừa tiện dụng vừa tránh được việc xả rác thải bừa bãi ra sông hồ.
Nhiều người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường, mang theo đồ đựng cá như bình nhựa, chậu nhựa,... đi thả cá để giảm rác thải túi nilon. Chị Lương Thị Hằng (xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng) - cho biết, đựng cá vàng vào chậu đem đi thả vừa tiện dụng vừa tránh được việc xả rác thải bừa bãi ra sông hồ. Ảnh: Lương Hà
 
 
Với quan niệm thả cá chép để tiễn đưa ông Táo về trời, cầu mong năm mới bình an, thuận lợi nên việc thả cá cũng cần được cẩn thận. Nhiều người dân lựa chọn vị trí ngã 3 hay điểm giao nhau của sông, có bậc thềm lên xuống dễ dàng để thả cá. Ảnh: Lương Hà
Đặc biệt, đối với nhiều người việc thả cá chép là phong tục truyền thống có từ lâu đời, theo quan niệm xưa, cá chép được thả phải khỏe mạnh để có sức đưa “thần bếp” về trời bẩm báo chuyện một năm qua của gia chủ. Ảnh: T.Hà
Đặc biệt, đối với nhiều người việc thả cá chép là phong tục truyền thống có từ lâu đời, theo quan niệm xưa, cá chép được thả phải khỏe mạnh để có sức đưa “thần bếp” về trời bẩm báo chuyện một năm qua của gia chủ. Ảnh: Lương Hà

Lương Hà
TIN LIÊN QUAN

Làng cây cảnh Thái Bình hối hả chuyển đào, phục vụ thị trường phía Nam

Lương Hà |

Thái Bình - Năm nào cũng vậy, cứ trước Tết nguyên đán khoảng 15 ngày là người dân làng hoa cây cảnh xã Hồng Việt (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) lại nô nức đào gốc, vận chuyển hoa đào vào miền Nam, phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân nơi đây.

Nơi quanh năm nấu bánh chưng ở Thái Bình thêm gạo, tăng lửa vào Tết

TRUNG DU |

Thái Bình - Không chỉ tăng thêm gạo nếp, thêm lửa mà tất cả mọi thứ từ đỗ xanh, thịt lợn, lá dong... cho đến nhân công đều tăng gấp nhiều lần ngày thường để có thể kịp phục vụ nhu cầu của thị trường.

Cá nướng Thái Xuyên - đặc sản ngày Tết của Thái Bình

Vân Hoa |

Thái Xuyên là vùng quê chiêm trũng lại có nhiều ao hồ thả cá nên mỗi dịp Tết đến, người dân nơi đây làm món cá nướng để có thể bảo quản lâu. Sau khi tẩm ướp cầu kỳ, họ sẽ kẹp vào hai thanh tre và nướng trên than hoa, cho đến khi cá thơm nức.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.