Ninh Bình: Nhiều công trình nước sạch nông thôn “đắp chiếu”

NGUYỄN TRƯỜNG |

Dù đã được đầu tư hàng chục tỉ đồng nhưng đến nay một số công trình nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình vẫn chưa đi vào hoạt động. Nhiều công trình bị bỏ hoang, gây lãng phí. Trong khi đó, hàng nghìn hộ dân ở các vùng nông thôn hàng ngày vẫn phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh.

Những công trình nước sạch tiền tỉ bỏ hoang nhiều năm

Trong khi người dân tại các vùng nông thôn đang mòn mỏi chờ đợi được sử dụng nước sạch từng ngày thì lại có không ít các công trình cấp nước tập trung nằm trong tình trạng xây dựng dở dang hoặc đã hoàn thiện nhưng không hoạt động nhiều năm nay.

Đơn cử như Công trình cấp nước sạch tập trung tại xã Quảng Lạc (huyện Nho Quan, Ninh Bình), được xây dựng cách đây hơn 10 năm nhưng chỉ hoạt động được một thời gian ngắn sau đó thì dừng hoạt động.

Theo ông Bùi Như Gạc - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lạc - nguyên nhân chính là do địa bàn xã quá rộng, dân cư lại sống thưa thớt nên tỉ lệ thất thoát nước cao. Hơn nữa, ở vùng này, hầu như quen với việc sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt hằng ngày nên tỉ lệ dùng nước máy thấp, lượng nước sử dụng ít.

Chính vì vậy, nguồn thu của nhà máy không đủ để bù lại chi phí vận hành, duy tu, sửa chữa nên nhà máy đã dừng hoạt động từ nhiều năm nay.

Hay như công trình cấp nước sạch tập trung tại thị trấn Me, (huyện Gia Viễn, Ninh Bình) được đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng và đã hoàn thiện đến 95%, tuy nhiên không hiểu vì lý do gì mà công trình này lại bỏ hoang từ nhiều năm nay.

Hiện toàn bộ khuôn viên của công trình này đang được cho thuê để bán cafe.

Theo tìm hiểu của PV Lao Động, hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 109 công trình cấp nước tập trung, trong đó có 69 công trình đang hoạt động, số còn lại đang trong tình trạng bỏ hoang. Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện miền núi Nho Quan hiện nay có hơn 20 công trình, trạm cấp nước sạch bị hư hỏng, bỏ hoang tại các xã Lạng Phong, Quảng Lạc, Yên Quang, Phú Long, Quỳnh Lưu, Văn Phong, Cúc Phương, Kỳ Phú, Đức Long, Thạch Bình...

Trong số các công trình đang bỏ hoang, ngoài những công trình có quy mô nhỏ, cấp nước cho nhóm hộ gia đình được đầu tư xây dựng chủ yếu từ nguồn vốn UNICEF tài trợ thì cũng có không ít những công trình quy mô toàn xã, công suất thiết kế hàng nghìn m3/ngày đêm, với số vốn đầu tư cả chục tỉ đồng nhưng cũng bỏ hoang nhiều năm, gây lãnh phí.

Nhiều khu dân cư vẫn đang “khát” nước sạch 

Tại xã Gia Minh (huyện Gia Viễn), mặc dù phần lớn người dân trong xã đã được tiếp cận với nước sạch, tuy nhiên trên địa bàn vẫn còn 29 hộ dân thuộc xóm Lò (một xóm nằm ngoài đê, cách xa trung tâm xã) chưa có nước sạch để sử dụng. Trong khi cách đó khoảng 1,5km lại là công trình nước sạch bỏ hoang suốt nhiều năm.

Chị Phạm Thị Nga, (trú tại xóm Lò) cho biết: Nhiều năm trước, người dân xóm Lò đã bỏ tiền để đấu nối nguồn nước sạch từ xã Gia Thịnh (huyện Gia Viễn) về để sử dụng nhưng 3 năm trở lại đây, do đường ống bị hư hỏng nên mất nước.

Nếu bây giờ chuyển sang dẫn nước từ trung tâm xã vào thì quá xa, bà con không kham nổi chi phí. Trong khi nguồn nước giếng khoan thì đục, nhiễm phèn muốn sử dụng thì phải xây dựng hệ thống bể lọc cũng rất tốn kém nhưng cũng chỉ dùng để giặt giũ quần áo và tắm rửa hằng ngày.

“Hầu hết các gia đình ở đây đều sử dụng nước mưa để nấu ăn và đun sôi để uống, tuy nhiên vào mùa khô thì hầu hết phải mua nước đóng bình về phục vụ ăn uống. Mỗi tháng cũng mất vài trăm nghìn” - chị Nga chia sẻ.

Câu chuyện tương tự cũng đang diễn ra tại thôn Cao Thắng (xã Đức Long, huyện Nho Quan). Cuộc sống của khoảng 250 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu ở đây vô cùng khó khăn khi chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung.

“Người dân ở đây vẫn đang mong mỏi từng ngày để được sử dụng nước sạch sinh hoạt từ các công trình cấp nước tập trung, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, chúng tôi đã kiến nghị với các cấp chính quyền nhưng vẫn chưa được giải quyết” - ông Đình chia sẻ.

Việc thiếu nước sạch không chỉ diễn ra tại các xã vùng sâu, vùng xa mà ngay cả như những xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nhưng người dân vẫn chưa được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia.

NGUYỄN TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn hộ dân Thạch Thất lo lắng vì chất lượng nước sạch

NGUYỄN THÚY |

Mặc dù mất tiền mua nước sạch nhưng hơn 4.000 hộ dân tại xã Hữu Bằng, (huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) vẫn phải đầu tư thêm hệ thống máy lọc riêng do phải ăn uống, sinh hoạt bằng một nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Công nhân sống trong điều kiện thiếu nước sạch, môi trường ô nhiễm

Minh Hương |

Dù biết sống trong môi trường không đảm bảo, song nhiều công nhân thuê trọ vẫn chấp nhận vì lương có hạn và họ cũng không còn lựa chọn nào khác tốt hơn.

Lào Cai: Dân khát nước bên công trình nước sạch tiền tỉ bỏ hoang

Văn Đức |

Lào Cai – Hàng trăm hộ dân vẫn phải dùng nước giếng không đảm bảo vệ sinh dù địa phương đã được đầu tư xây dựng công trình nước sạch.

Công trình nước sạch tiền tỉ ở xã nghèo vừa làm xong đã bỏ hoang

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên – Công trình nước sinh hoạt tiền tỉ bị bỏ hoang ngay tại xã đặc biệt khó khăn khiến dư luận địa phương bức xúc.

Đánh thuế bất động sản phải nghiên cứu kỹ, đừng xa rời thực tế

Trang Hà |

GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho rằng, cần rất thận trọng trong việc lựa chọn lộ trình đánh thuế bất động sản (BĐS).

Nữ doanh nhân chuyên hối lộ trong vụ án chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Trong vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2, mặc dù không bị đề nghị truy tố, song sai phạm của bà Nguyễn Thị Thanh Hằng tiếp tục được đề cập.

Kỷ luật một số cán bộ vi phạm ở Phú Yên

Hoài Luân |

Phú Yên - Ngày 7.10, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên đã có thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25 của UBKT Tỉnh ủy (khóa XVII).

Đoàn cấp cao Tổng LĐLĐVN làm việc với Liên hiệp toàn quốc các CĐ Nhật Bản

Ban Đối ngoại |

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dẫn đầu Đoàn đại biểu Tổng Liên đoàn thăm và làm việc tại Nhật Bản từ 3 - 7.10.

Hàng nghìn hộ dân Thạch Thất lo lắng vì chất lượng nước sạch

NGUYỄN THÚY |

Mặc dù mất tiền mua nước sạch nhưng hơn 4.000 hộ dân tại xã Hữu Bằng, (huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) vẫn phải đầu tư thêm hệ thống máy lọc riêng do phải ăn uống, sinh hoạt bằng một nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Công nhân sống trong điều kiện thiếu nước sạch, môi trường ô nhiễm

Minh Hương |

Dù biết sống trong môi trường không đảm bảo, song nhiều công nhân thuê trọ vẫn chấp nhận vì lương có hạn và họ cũng không còn lựa chọn nào khác tốt hơn.

Lào Cai: Dân khát nước bên công trình nước sạch tiền tỉ bỏ hoang

Văn Đức |

Lào Cai – Hàng trăm hộ dân vẫn phải dùng nước giếng không đảm bảo vệ sinh dù địa phương đã được đầu tư xây dựng công trình nước sạch.

Công trình nước sạch tiền tỉ ở xã nghèo vừa làm xong đã bỏ hoang

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên – Công trình nước sinh hoạt tiền tỉ bị bỏ hoang ngay tại xã đặc biệt khó khăn khiến dư luận địa phương bức xúc.