Phụ huynh “trở tay không kịp” với phương án học trực tuyến

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu là một trong số ít các tỉnh miền Tây có ít ca nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, ngày 23.8, UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định khẩn cấp phong toả, cách ly y tế toàn TP.Bạc Liêu, các đơn vị còn lại trở lại giãn cách theo Chỉ thị 16. Phương án dạy và học theo hình thức online buộc phải thực hiện.

Phụ huynh than khó

Anh Nguyễn Thanh M. Phường 1, Tp. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu cho biết vẫn chưa sẵn sàng với việc học online cho con. Bởi, hiện nay muốn đi mua máy vi tính, điện thoại cho con cũng không nơi nào bán.

Anh lo lắng: “Đối với TP.Bạc Liêu hiện tại đang cách ly y tế “ai ở nhà nấy” nên việc mua sắm thiết bị đầu cuối như máy tính, ti vi, tai nghe... là điều không thể bởi tất cả đều đóng cửa. Không có những thiết bị này sao học được”. Vì vậy anh nhờ chúng tôi bao giờ có chương trình cụ thể dạy học trên truyền hình thì cho anh biết để đón xem, học cùng con.

Trong khi đó, chị Phạm Thúy A. Xã Long Điền Đông A, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu vô cùng lo lắng khi đứa con trai bước vào lớp 1 năm nay.

Chi chia sẻ: “Tôi sinh em được 5 tháng, cha nó đang làm công nhân theo phương án “3 tại chỗ”, giờ mà học online tôi không biết sao để kèm cháu được. Thú thật, tôi cũng không rành về máy tính, điện thoại...”. Nếu chị A. được xem là “cá biệt” thì hầu hết phụ huynh có con vào lớp 1 ở các xã vùng sâu của tỉnh Bạc Liêu đang tìm hiểu để... học cùng con. Hiệu quả thế nào chưa ai nói đoán trước.

Anh Trần Việt Lâm, xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu lo lắng: “Mấy hôm nay có nghe nói sẽ học online nên cũng định đi mua máy cho con, nhưng vì còn giãn cách. Định qua ngày 23.8, toàn tỉnh nới lỏng giãn cách mới ra chợ huyện mua máy vi tính về vừa làm quà cho con, vừa chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là học ở nhà luôn. Ai ngờ toàn tỉnh lại thực hiện giãn cách từ 0 giờ ngày 23.8, nên có đi đâu được mà mua. Mấy anh ở chốt giải thích là mua máy vi tính không phải hàng thiết yếu, các cửa hàng đóng cửa hết rồi. Giờ tôi không biết sao”.

Ngành giáo dục cũng lo

Chia sẻ với báo chí về việc dạy, học năm học mới, ông Dương Hồng Tân, Phó Giám đốc Sở Khoa học - Giáo dục - Công nghệ tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Để triển khai thực hiện kế hoạch dạy và học trên truyền hình, trên nền tảng Internet… thành công, điều quan trọng là gia đình, phụ huynh học sinh phải cùng phối hợp với ngành giáo dục, phải theo dõi, bám sát diễn biến tình hình của dịch bệnh và những chỉ đạo của tỉnh để cùng với con em mình tổ chức việc học tại nhà đúng theo kế hoạch của ngành giáo dục, của các đơn vị trường học và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên phụ trách”.

Để phụ huynh và học sinh không ngỡ ngàng, chuẩn bị đủ các điều kiện về Internet hoặc phương tiện truyền hình…, ngành giáo dục đã chỉ đạo, trước khi tiến hành khai giảng năm học mới tất cả các đơn vị trường học tổ chức liên lạc với phụ huynh học sinh thông qua nhiều hình thức khác nhau như là số điện thoại, nhóm Zalo hoặc là thông qua sổ liên lạc điện tử và các phương tiện khác để nắm thật chặt tình hình thực tế về điều kiện học tập của từng em học sinh.

Ông Tân trấn an: “Đối với những gia đình khó khăn, chưa chuẩn bị được phương tiện truyền hình, nền tảng internet… cho con em của mình sẽ được thầy cô giáo hướng dẫn cụ thể việc học của con em thông qua các hình thức phù hợp như giao đề cương, xây dựng sản phẩm học tập tại nhà để các em học tập và báo cáo cho giáo viên theo định kỳ…”.

Thực tế không phải phụ huynh nào cũng đủ tiền (thậm chí hiện tại có tiền cũng không đi mua được) do kiệt quệ về kinh tế vì dịch bệnh kéo dài gần 2 tháng nay. Cái ăn, cái mặc cho gia đình đã khó, nên mua sắm thiết bị đầu cuối để có con chữ đối với họ lúc này là điều xa xỉ.

Điều chỉnh kế hoạch, thời gian học tập ngay lúc này là rất cần thiết. Người dân đã gồng mình phòng chống dịch bấy lây nay, ngành giáo dục xin đừng đem đá đè lên lưng họ.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Bạc Liêu bổ sung hàng loạt nghề được nhận hỗ trợ ảnh hưởng COVID-19

NHẬT HỒ |

Nhiều nghề rất lạ so với cả nước nhưng thực tế có mặt tại tỉnh Bạc Liêu như: Đào, cuốc, sên, gánh, đẩy đất; đi ghe chở nước cho trại tôm giống, buộc dây cua... được Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn bổ sung để được hỗ trợ do bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.

Bạc Liêu cho một số xe vào thành phố nhưng do quân đội chủ trì giám sát

NHẬT HỒ |

Để tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa vào Thành phố Bạc Liêu được thuận lợi, chiều ngày 26.8, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo cho phép xe ra vào Thành phố Bạc Liêu, nhưng phải được sự giám sát chặt của cơ quan chức năng do Bộ Chỉ huy Quân sự chủ trì. 

Khởi tố vụ án liên quan đến ổ dịch COVID-19 khiến toàn TP Bạc Liêu bị phong tỏa

NHẬT HỒ |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chính thức khởi tố vụ án liên quan đến ổ dịch F88 (phường 7, TP Bạc Liêu) lây lan nhanh, diễn biến phức tạp khiến toàn TP Bạc Liêu bị phong tỏa, cách ly y tế.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.