Quảng Nam: Cơ sở sản xuất gỗ nằm giữa khu dân cư, gây ô nhiễm nghiêm trọng

Thanh Chung |

Hằng ngày, người dân sống ở TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) bị ảnh hưởng bởi mùi hôi nồng nặc từ Xí nghiệp Lâm đặc sản Tam Kỳ. Vì vậy, người dân liên tục phản ánh với chính quyền địa phương, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của cộng đồng.

Sản xuất, chế biến gỗ giữa khu dân cư

Ông Trần Việt (58 tuổi, khối phố Xuân Nam, phường Trường Xuân, TP.Tam Kỳ) cho biết, hằng ngày, xí nghiệp liên tục hoạt động nên thường gây tiếng ồn, đặc biệt là mùi hôi nồng nặc từ xí nghiệp gây ô nhiễm cả khu vực lớn ở đô thị Tam Kỳ.

“Xí nghiệp này cách nhà tôi khoảng 10m, đi vào hoạt động chế biến gỗ tại đây đã nhiều năm qua. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, khi xí nghiệp chế biến gỗ tại chỗ đã gây phát sinh mùi hôi hóa chất nồng nặc, khói bụi khiến người dân rất bức xúc.

Họ hoạt động cả ngày lẫn đêm, thường xuyên xuất hiện mùi hôi, nhất là công đoạn phun PU vào gỗ mùi hoá chất rất nồng, gây nhức đầu, buồn nôn. Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh thực trạng đến các cấp chính quyền, nhưng sự việc đâu vẫn vào đấy. Không biết phải chịu như thế này đến bao giờ” - ông Việt nói.

Ông Nguyễn Kim Toàn (53 tuổi, trú tổ 7) cho hay, thời gian từ 5 đến 7 giờ và 16 đến 18 giờ xí nghiệp đốt hóa chất, xử lý gỗ gây mùi khét rất kinh khủng. Khói bụi có màu đen thường xuyên bay phủ vào nhà dân khu vực xung quanh. “Đáng lo là sức khỏe của trẻ con, hằng ngày hít phải không khí như thế này nguy cơ bị bệnh tật.

Nhà tôi có mấy đứa cháu đều gửi về quê để ăn học, nhiều nhà cũng phải đến nơi khác để ở. Rất mong chính quyền sớm giải quyết để người dân ổn định lại tinh thần và làm việc”- ông Toàn phản ánh.

Sẽ di dời xí nghiệp

Ông Nguyễn Văn Quảng - Giám đốc Xí nghiệp Lâm đặc sản Tam Kỳ cho hay, lực lượng chức năng đã vào xí nghiệp kiểm tra, lập biên bản. Tuy vậy, xí nghiệp không phun PU như người dân phản ánh. Còn lò đốt gây khói bụi, xí nghiệp cũng đã lắp hệ thống xử lý, nên bụi thải ra ngoài rất ít.

“Tôi thừa nhận việc có mùi hôi là đúng như người dân phản ánh, bởi đây là mùi đặc trưng của dầu gỗ. Hiện xí nghiệp đang phối hợp với một đơn vị tập trung khắc phục mùi hôi của công đoạn này.

Chúng tôi nhiều lần gửi đơn lên TP.Tam Kỳ và UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất di dời xí nghiệp và UBND TP cũng vừa có công văn phản hồi đang tìm vị trí đất phù hợp”- ông Quảng nói và thông tin thêm, nhà máy có trước nhiều năm nhưng không rõ tại sao lại bố trí dân cư vây quanh nhà máy mà làm gỗ thì không tránh được mùi hôi.

Ông Phạm Thế Mẫn - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Tam Kỳ - cho hay, ông đã trực tiếp kiểm tra ở xí nghiệp nhưng không phát hiện xí nghiệp phun PU cũng như máy phun PU. Tuy nhiên, công đoạn chà sơn chưa giải quyết triệt để, còn gây mùi hôi khó chịu.

“Việc xí nghiệp hoạt động gần khu dân cư là chưa đảm bảo khiến người dân bức xúc. Sắp đến, phòng sẽ kiểm tra quan trắc không khí để xem không khí có ô nhiễm như người dân phản ánh hay không?

Trước đây, xí nghiệp có trước khi người dân ở, sau này UBND thành phố bố trí dân cư ngày càng đông lên. Hiện tại, xí nghiệp ở đó không còn phù hợp nên phòng có văn bản kiến nghị UBND thành phố cho họ được di dời vào khu công nghiệp Thuận Yên”- ông Mẫn nói.

Thanh Chung
TIN LIÊN QUAN

Người dân khốn khổ, bất an vì nhà máy chậm di dời

Đặng Tiến - Đình Hải |

Thuộc diện phải di dời khỏi nội đô nhưng suốt hơn 10 năm nay, Công ty Cổ phần xây lắp và Cơ khí cầu đường chưa thể di dời khỏi địa chỉ 460 Trần Quý Cáp (quận Đống Đa) khiến doanh nghiệp lâm vào tình cảnh “đi không được mà ở cũng không xong”. Tình trạng nhà xưởng kho bãi xuống cấp không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, gây bất an cho người dân sống trong khu vực.

Dời cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm khỏi nội đô: Ỳ ạch vì thiếu vốn, cơ chế

Văn Nguyễn |

Hàng loạt nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm vẫn “án binh bất động” trong các khu vực nội thành sau gần 15 năm Hà Nội triển khai chủ trương di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội đô. Tình trạng này đang tiếp tục gây ra nhiều lo lắng và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân.

Tìm giải pháp để sử dụng Văn Quyết một cách hữu hiệu

TAM NGUYÊN |

Nếu huấn luyện viên Kim Sang-sik gọi Nguyễn Văn Quyết chỉ để yên lòng dư luận thì miễn bàn, nhưng nếu muốn khai thác khả năng của anh, giải pháp nào phù hợp nhất?

Bí thư huyện bức xúc về việc 300 sổ đỏ của dân bị thu hồi

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc tham mưu UBND huyện thu hồi 300 sổ đỏ của người dân, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho rằng, đây là vấn đề gây bất ổn trong xã hội.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an Quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành.

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Người dân khốn khổ, bất an vì nhà máy chậm di dời

Đặng Tiến - Đình Hải |

Thuộc diện phải di dời khỏi nội đô nhưng suốt hơn 10 năm nay, Công ty Cổ phần xây lắp và Cơ khí cầu đường chưa thể di dời khỏi địa chỉ 460 Trần Quý Cáp (quận Đống Đa) khiến doanh nghiệp lâm vào tình cảnh “đi không được mà ở cũng không xong”. Tình trạng nhà xưởng kho bãi xuống cấp không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, gây bất an cho người dân sống trong khu vực.

Dời cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm khỏi nội đô: Ỳ ạch vì thiếu vốn, cơ chế

Văn Nguyễn |

Hàng loạt nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm vẫn “án binh bất động” trong các khu vực nội thành sau gần 15 năm Hà Nội triển khai chủ trương di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội đô. Tình trạng này đang tiếp tục gây ra nhiều lo lắng và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân.