Sẽ bố trí xe ôm đón khách ở ga tàu điện Cát Linh đảm bảo an toàn, trật tự

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Khu vực vỉa hè trước ga tàu điện Cát Linh là địa điểm tập trung rất đông tài xế xe ôm thường xuyên chèo kéo, chào mời hành khách đi xe, gây cảnh tượng nhốn nháo, mất mỹ quan trước công trình giao thông công cộng hiện đại.

"Chèo kéo khách ở ga Cát Linh - Hà Đông

Hiện nay, tàu điện Cát Linh – Hà Đông đang duy trì ở mức vận chuyển 22.000 - 25.000 lượt hành khách mỗi ngày. Những chuyến tàu theo chiều từ Hà Đông đi Cát Linh vào buổi sáng thường xuyên chật kín người.

Chính vì vậy, khu vực vỉa hè phía trước ga tàu điện Cát Linh – Hà Đông cũng đã trở thành một địa điểm tập trung rất đông tài xế xe ôm.

Dù mặc áo các hãng xe công công nghệ như Grab, Gojek… nhưng hầu hết tài xế này đều mời và trả giá theo kiểu xe ôm truyền thống.

 
Nhiều xe ôm đã đứng đợi sẵn ở vỉa hè để chào mời, vẫy gọi khách đi xe.

Ghi nhận của PV Lao Động trong sáng 25.7, khi hành khách vừa ra khỏi ga Cát Linh, hàng chục xe ôm đã đứng đợi sẵn ở 2 điểm trên vỉa hè để chào mời, vẫy gọi khách đi xe.

Trung bình cứ 10 phút, tàu lại trả khách ở ga Cát Linh. Mỗi lần như vậy, các tài xế chỉ mất một vài phút để có thể bắt ngay được những hành khách.

Hầu hết, những hành khách đón xe ôm phần lớn là đi gần khu vực này. Sau 5-7 phút, các tài xế lại tiếp tục quay lại điểm đón để chờ những hành khách ở chuyến tàu điện tiếp theo.

Ông Bùi Hạnh (58 tuổi, Đống Đa) cho hay, từ khi đường sắt Cát Linh – Hà Đông chính thức vận hành, nhiều tài xế từ nơi khác cũng chọn ga Cát Linh làm điểm bắt khách.

“Đông nhất là giờ cao điểm vào buổi sáng, từ 7h30 đến 8h30. Khi có nhà ga thì chúng tôi phải vào nhà ga để chào mời khách đi, chứ ngồi một chỗ lấy đâu ra khách”, ông Hạnh nói.

 
Giờ cao điểm buổi sáng, khu vực này tập trung rất đông tài xế xe ôm.

Ông Hạnh kể, sở dĩ ở đây có nhiều tài xế vì đây là khu vực rất đông khách vào buổi sáng, theo đó nhu cầu đi lại của hành khách cũng tăng lên.

Do vậy, trong khung giờ cao điểm, cánh tài xế có thể chạy được 5-6 cuốc xe, mỗi cuốc 20.000 – 30.000 đồng. Qua giờ cao điểm, một số tài xế sẽ di tản đi chỗ khác, rồi sáng hôm sau tiếp tục quay lại.

Trao đổi với PV, nhiều người cho biết, việc kết hợp đi tàu điện với xe ôm đã trở thành một thói quen hàng ngày bởi tính thuận tiện và cơ động.

 
Nhiều người chọn đi xe ôm vì tính cơ động, tiết kiệm thời gian.

“Cứ xuống tàu là đã có xe chờ sẵn, chứ gọi xe công nghệ, sẽ mất nhiều thời gian hơn, dù giá cả xe ôm truyền thống thì đắt hơn xe ôm công nghệ một chút”, chị Hà Lan (27 tuổi, Hà Đông) nói.

 
Cánh tài xế ở đây chủ yếu là tự phát.

Mặc dù đáp ứng nhu cầu một lượng hành khách không nhỏ, tuy vậy, hoạt động của cánh tài xế ở đây chủ yếu là tự phát. Ngoài ra, việc đeo bám, chèo kéo còn gây phiền toái cho nhiều người dân không có nhu cầu, do đó tạo ra cảnh nhốn nháo, mất trật tự cũng như mỹ quan phía trước một công trình giao thông công cộng hiện đại.

Sẽ bố trí xe ôm đón khách an toàn, trật tự

Trao đổi với Lao Động, ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Hanoi Metro cho biết, từ khi tàu điện Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành đến nay, hành khách có nhiều lựa chọn để tiếp cận nhà ga như xe buýt, taxi, xe ôm hoặc đi bộ.

"Quan điểm của đơn vị là tạo điều kiện tốt nhất cho hành khách, tuy nhiên phải đảm bảo yêu cầu an toàn, trật tự và mỹ quan đô thị", ông Trường nói.

Theo ông Trường, hiện tượng xe ôm vào tận sảnh mời chào khách đi xe là có, nhưng tình trạng này không phải xảy ra liên tục mà diễn ra vào một số thời điểm trong ngày, nhất là giờ cao điểm buổi sáng hoặc những ngày mưa gió.

 
Biển cảnh báo không cho phép phương tiện vào khu vực sảnh nhà ga để đón trả khách.

Trong khu vực sảnh, đơn vị đặt các biển cảnh báo không cho phép xe vào khu vực sảnh nhà ga để đón trả khách. Đồng thời tăng cường lực lượng kiểm tra, nhắc nhở những trường hợp vi phạm.

"Thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu và tổ chức bố trí chỗ cho xe ôm đón khách ở những vị trí thuận lợi, đồng thời tạo cho hành khách hói thói quen đón, sử dụng xe ôm văn minh, lịch sự", ông Trường nói.

Lãnh đạo doanh nghiệp cho biết thêm, khu vực các tài xế đứng là ở phía vỉa hè sát mặt đường thuộc quản lý của phường Cát Linh nên Hanoi Metro không có quyền can thiệp.

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội sử dụng xe buýt cỡ nhỏ kết nối đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Thế Kỷ |

Tuyến buýt số 146 được kết nối với tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông tại Hào Nam đến các điểm thu hút hành khách, khu vui chơi giải trí, khu phố cổ Hà Nội, khu vực Liên cơ quan...

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lỗ luỹ kế 160 tỉ đồng

Minh Hạnh |

Theo Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Hanoi Metro), trong báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021, năm đầu tiên vận hành tuyến Cát Linh - Hà Đông lỗ luỹ kế 160 tỉ đồng.

Thấp thỏm, âu lo sống theo dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

LAN NHI |

Được kỳ vọng trở thành giải pháp xanh, góp phần giảm áp lực giao thông, ô nhiễm đô thị, dự án xây dựng tuyến metro số 3 đoạn từ Nhổn - ga Hà Nội gần đây tiếp tục chậm tiến độ, khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.