Tận diệt giun đất phá hoại môi trường

Lam Thanh |

Tuyên Quang - Nhiều năm qua, người dân tại xã Xuân Vân (Yên Sơn) "đua" nhau đi bắt giun về bán cho các lò sấy trên địa bàn. Những chiếc máy kích giun cứ thế tung hoành, lật tung những vườn đồi để thỏa giấc mộng làm giàu.

Hoa màu kiệt quệ

Xã Xuân Vân được biết đến là thủ phủ cam, bưởi của huyện Yên Sơn. Những vườn cây trái rộng bạt ngàn từng là niềm tự hào của người dân nơi đây. Tuy nhiên, gần 5 năm trở lại đây, nạn kích giun đã khiến hoa màu bị đe dọa, người dân sống bất an.

Có mặt tại Xuân Vân những ngày tháng 9, chỉ cần hỏi về giun đất, PV nhận được hàng loạt lời giới thiệu về các lò sấy chuyên thu mua giun.

Người do lo lắng về tình trạng kích giun đất ảnh hưởng đến hoa màu.
Người dân lo lắng về tình trạng kích giun đất ảnh hưởng đến hoa màu. Ảnh: Lam Thanh

Theo người dân, cứ sau những trận mưa là "giun tặc" lại lộng hành. Đoàn người lên đồi, mang theo máy kích lật tung các ngóc ngách để săn giun. Khi họ rời đi, để lại những ngọn đồi trơ trọi, hệ quả khiến cây cối dần héo úa, năng suất giảm.

Mất ăn, mất ngủ vì "giun tặc", bà N.T.P (Yên Sơn) cho biết: "Gia đình có một khu đồi trồng cây bưởi cách nhà tầm 1km. Từ khi bắt đầu có trào lưu mua bán giun là rất lo lắng, phải thường xuyên canh chừng "giun tặc".

Trước đây họ còn bắt giun cả đêm. Hàng tấn giun cứ thế được sấy khô rồi đem bán. Lợi nhuận cao nên người ta bất chấp".

Cũng theo bà P việc bắt giun đất theo kiểu tận diệt như thế sẽ làm hư hại cây cối. Sau một thời gian bị kích điện, các vườn cây sẽ úa lá, bộ rễ cũng chết dần. Điều này khiến năng suất thu hoạch giảm.

Thỏa mộng làm giàu

Trong vai người có nhu cầu mua giun khô, PV được giới thiệu đến lò sấy của người đàn ông tên Nam (đã đổi tên nhân vật). Người này tự nhận là cơ sở làm giun lớn nhất tại Xuân Vân.

Trong căn nhà mới còn chưa quét sơn, ông Nam nói "nhà mới này nhờ giun mà có đấy".

Chủ một lò sấy giun trên địa bàn xã Xuân Vân.
Chủ một lò sấy giun trên địa bàn xã Xuân Vân sở hữu 130 máy kích. Ảnh: Lam Thanh

"Đất Xuân Vân này mua giun chỗ tôi không có thì chẳng có đâu có nữa. Ở xã này, phải có cả mấy chục lò sấy đang hoạt động.

Thời điểm cách đây 3, 4 năm hoạt động rầm rộ lắm. Giun bắt xong cứ mang bán cho các lò trên địa bàn. Sau khi sấy khô thì bán cho các thương lái. Ở Tuyên Quang này nói về làm giun đầu tiên phải ở huyện Sơn Dương. Sau đó mới lên các huyện như Yên Sơn, Hàm Yên", ông Nam cho biết.

Cũng theo ông Nam, hiện tại giá giun khô dao động khoảng 700 đến 800 nghìn đồng/1kg. Đỉnh điểm cách đây 3 năm phải trên 900 nghìn đồng/kg.

Nói về thời điểm cao trào làm giun, ông Nam cho biết, cách đây 3 năm thì làm cả ngày cả đêm, không có thời gian nghỉ. Sấy cả tấn giun tươi thu nhập cũng cả gần chục triệu/ngày. Trước "đánh" sạch ở đất Kiến Thiết ngày đều 200 - 300kg giun tươi.

"Tôi có tới 130 cái máy kích. Toàn loại 4 trụ đánh mới nhanh. Loại 2 trụ không ăn thua. Quanh vùng này chỗ nào có là cứ cho "quân" đi kích hết. Không cho kích thì lại đi vào ban đêm. Bị bắt thì anh chịu.

Có thời điểm giun khô tồn hàng tấn ở lò. Nhưng sau đó được giá cũng xuất đi hết. Giờ giun ngày càng ít với lại bắt đầu bị cấm", ông Nam nói.

Giun sau khi sơ chế được mang ra phơi.
Giun sau khi sơ chế được mang ra phơi hoặc cho vào lò sấy. Ảnh: Lam Thanh

Người đàn ông này cho hay, toàn bộ máy kích hiện để ở các nhà dân. Mang về lò thì dễ bị xử lý. Cứ để ở đấy họ đi kích xong mang giun tươi về bán lại cho lò. Mặt hàng này không cố định, nên cứ thu mua rồi dồn lại. Đủ vài tạ sẽ gọi thương lái đến thu mua.

Vì lợi nhuận khổng lồ nên hiện nay rất nhiều người đi kích giun. Làm nhỏ lẻ thì ngày cũng tiền triệu. Lò lớn nhiều giun thì kiếm vài triệu đến cả chục triệu là bình thường.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Triệu Ngọc Lý - Phó chủ tịch UBND xã Xuân Vân cho biết, chính quyền địa phương đã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết không kích giun.

"Khó khăn là địa bàn rộng. Họ kích giun trên những khu đồi rất xa, thường vào lúc 2 đến 3 giờ sáng nên khó quản lý.

Theo thông tin sơ bộ xã nắm được thì đến tháng 8.2023, toàn xã có 500 người tham gia kích, bắt, sơ chế với 262 bộ kích điện", ông Lý thông tin thêm.

Lam Thanh
TIN LIÊN QUAN

Lần đầu tiên Đắk Lắk xuất hiện "giun tặc"

Phan Tuấn |

Tại tỉnh Đắk Lắk, lần đầu tiên cơ quan chức năng phát hiện một số đôi tượng sử dụng kích điện để bắt giun đất.

Vấn nạn kích điện bắt giun đất lan sang nhiều tỉnh Tây Bắc

Nhóm Phóng Viên |

Sau Hòa Bình, tại nhiều tỉnh Tây Bắc cũng xuất hiện tình trạng người dân sử dụng máy kích điện bắt giun đất để chế biến và bán cho thương lái nước ngoài. Chính quyền địa phương cảnh báo đây là hoạt động gây thiệt hại nặng cho người nông dân.

Bắt được xe chở giun nhưng chưa có chế tài xử lý

Minh Nguyễn |

Hòa Bình – Cơ quan chức năng đã phát hiện 2 xe ô tô chở giun đất tự nhiên, tuy nhiên vẫn không thể xử phạt hành chính vì chưa có chế tài.

Tin buồn

Lao Động |

Bà Trịnh Thị Ngọc Lan (thân mẫu đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Trưởng Ban Công đoàn - Bạn đọc Báo Lao Động) sinh năm 1959, từ trần hồi 11h20 ngày 5.10.2024 (tức ngày 3 tháng 9 năm Giáp Thìn); Hưởng thọ 65 tuổi.

Chậm trễ xử lý xưởng trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý

TRUNG DU |

Thái Bình - Công tác xử lý vi phạm tại cơ sở tái chế phế liệu trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý ở huyện Vũ Thư chưa nghiêm túc.

Man United hòa Aston Villa, Erik ten Hag nguy cơ rời Old Trafford

Nhóm PV |

Tối 6.10 (giờ Việt Nam), Man United đã chia điểm Aston Villa tại vòng 7 Premier League.

Chiêu thức bán hàng có dấu hiệu nhập lậu trên mạng

Anh Tuấn |

Quản lý thị trường vừa tạm giữ lô nước hoa nghi nhập lậu, rao bán thường xuyên trên tài khoản Tiktoker Phan Thủy Tiên.

Nút thắt cổ chai gây ùn tắc trên đường Nguyễn Tuân

NGỌC THÙY |

Đường Nguyễn Tuân dài 720m, có diện tích lòng đường nhỏ hẹp, hiện tồn tại một “nút thắt cổ chai” gây ùn tắc giao thông thường xuyên.

Lần đầu tiên Đắk Lắk xuất hiện "giun tặc"

Phan Tuấn |

Tại tỉnh Đắk Lắk, lần đầu tiên cơ quan chức năng phát hiện một số đôi tượng sử dụng kích điện để bắt giun đất.

Vấn nạn kích điện bắt giun đất lan sang nhiều tỉnh Tây Bắc

Nhóm Phóng Viên |

Sau Hòa Bình, tại nhiều tỉnh Tây Bắc cũng xuất hiện tình trạng người dân sử dụng máy kích điện bắt giun đất để chế biến và bán cho thương lái nước ngoài. Chính quyền địa phương cảnh báo đây là hoạt động gây thiệt hại nặng cho người nông dân.

Bắt được xe chở giun nhưng chưa có chế tài xử lý

Minh Nguyễn |

Hòa Bình – Cơ quan chức năng đã phát hiện 2 xe ô tô chở giun đất tự nhiên, tuy nhiên vẫn không thể xử phạt hành chính vì chưa có chế tài.