Tăng chế tài xử lý việc chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư

Cao Nguyên |

Dù đã có chế tài, nhưng câu chuyện “om” quỹ bảo trì vẫn diễn ra ở nhiều chung cư khác nhau. Nhiều chủ đầu tư được xếp vào hạng đại gia của bất động sản nhưng khư khư “ôm” quỹ bảo trì của cư dân nhiều năm liền. Mới đây, Thanh tra Bộ Xây dựng phát hiện ra 23/26 hành vi vi phạm chưa có chế tài xử phạt và đưa ra nhiều kiến nghị mới để xử lý triệt để tình trạng này.

Nhiều năm “om” quỹ bảo trì của cư dân

Câu chuyện quỹ bảo trì chung cư đã nổ ra nhiều tranh cãi trước đó do liên quan đến quyền lợi của các bên. Theo quy định, quỹ bảo trì chung cư là 2% trị giá hợp đồng. Phí này sẽ do bên mua đóng trước khi nhận bàn giao chung cư, căn hộ.

Tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác, không còn xa lạ với tình trạng cư dân bức xúc đòi chủ đầu tư các tòa nhà chung cư bàn giao quỹ bảo trì.

Ở Hà Nội, những chung cư “có tiếng” về việc này phải kể đến Hòa Bình Green City hay Chung cư C37 Bắc Hà Tower (số 17 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội)… Nhiều cư dân cho biết, đó là việc “cực chẳng đã”. Gốc rễ của vấn đề là người dân đã đóng phí bảo trì khi mua căn hộ, nhưng khi nhiều hạng mục của chung cư xuống cấp thì chủ đầu tư vẫn “ôm” tiền.

Chia sẻ với Lao Động, luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, chủ đầu tư không được tiêu 1 đồng nào của quỹ bảo trì. Khi trả tiền phải đủ cả gốc lẫn lãi. Thế nên, có một số trường hợp quỹ bảo trì đủ điều kiện để trả nhưng chủ đầu tư không trả.

“Đây không chỉ đơn thuần là chiếm dụng vốn. Nếu chủ đầu tư sử dụng tiền này thì có dấu hiệu sử dụng tài sản trái phép. Vì tiền này là của người dân chứ không phải của chủ đầu tư. Hoàn toàn có thể khởi tố hình sự” - vị luật sư này nhấn mạnh.

Mới đây, Thanh tra Bộ Xây dựng đã ban hành 18 kết luận thanh tra đối với 18 chủ đầu tư và 17 ban quản trị (đã được thành lập) tại 24 nhà chung cư/cụm nhà chung cư trong công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư.

Kết luận thanh tra đã buộc 12/18 chủ đầu tư phải thực hiện gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định và quyết toán số liệu để chuyển sang cho ban quản trị nhà chung cư, tổng số kinh phí bảo trì là hơn 338,6 tỉ đồng.

Đồng thời buộc chủ đầu tư trả lại 2.080m2 diện tích lấn chiếm về cho cư dân (tương đương số tiền khoảng 62,4 tỉ đồng) đối với 5/18 chủ đầu tư do tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung hoặc tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp (chung cư ít nhất là 25m2, chung cư nhiều nhất là 1.580m2).

Chỉ rõ nguyên nhân tranh chấp kéo dài

Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Xây dựng, quá trình thanh tra đã phát hiện ra 26 hành vi vi phạm hành chính trong công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư. Trong số này có 3/26 hành vi đã quy định nhưng mức xử phạt thấp, thiếu tính răn đe. Còn lại 23/26 hành vi chưa được quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

Do đó, nhằm đảm bảo tính răn đe, sự nghiêm minh của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư hiện nay, Thanh tra Bộ Xây dựng đã đề xuất lãnh đạo Bộ Xây dựng nghiên cứu bổ sung 23/26 hành vi vi phạm còn thiếu và tăng mức xử phạt đối với 3/26 hành vi vi phạm về công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư vào Nghị định thay thế Nghị định số 139/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính.

Cùng với đó, kiến nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản phối hợp với thanh tra bộ để xây dựng dự thảo Chỉ thị của bộ trưởng về "Chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư tại một số địa phương có nhiều nhà chung cư”.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng - cho biết, qua 18 kết luận thanh tra và giải quyết, xử lý rất nhiều đơn thư về quỹ bảo trì cho thấy có 6 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tranh chấp, đơn thư khiếu nại gay gắt, kéo dài, căng băngrôn, biểu ngữ làm "xấu xí" bộ mặt nhiều chung cư tại các đô thị lớn.

Theo đó, nhận thức pháp luật, cách thức, thái độ làm việc để tìm được tiếng nói chung để đi đến thống nhất giữa chủ đầu tư và ban quản trị; Chủ đầu tư thay đổi công năng, mục đích sử dụng, lấn chiếm, sử dụng các phần thuộc sở hữu chung nhà chung cư; Hay việc chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu ra ban quản trị nhà chung cư, chủ đầu tư tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu không thành công nhưng không có hoặc chậm có văn bản đề nghị UBND cấp xã tổ chức cũng là một trong những nguyên nhân kéo dài.

Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cũng chỉ ra nguyên nhân, chủ đầu tư và ban quản trị nhà chung cư không thống nhất được việc phân chia diện tích chung riêng và diện tích mà chủ đầu tư giữ lại; Hay chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ, chậm bàn giao hồ sơ nhà chung cư.

Và cuối cùng, để tình trạng này kéo dài do việc chưa quyết toán số liệu kinh phí bảo trì, đa phần các nhà chung cư chưa quyết toán số liệu kinh phí bảo trì do chưa thống nhất được tỉ lệ % phần diện tích mà chủ đầu tư giữ lại và tính lãi phần kinh phí bảo trì gốc.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Cải tạo chung cư cũ: Mắc kẹt vì “tỉ lệ đồng thuận tuyệt đối”

Bảo Chương - Cao Nguyên |

Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội và TPHCM có hàng nghìn chung cư cũ, được xây dựng trong giai đoạn từ năm 1960 - 1990 của thế kỷ trước. Hầu hết các chung cư này đã xuống cấp nghiêm trọng, các cơ quan chức năng đã có nhiều động thái để cải tạo, xây dựng lại loại hình chung cư này nhưng đến nay vẫn bế tắc, có nhiều bất cập.

Người dân được lựa chọn chủ đầu tư xây lại nhà chung cư cũ

CAO NGUYÊN |

Theo quy định tại Nghị định 69/2021/NĐ - CP, chủ sở hữu nhà chung cư sẽ được quyền tham gia lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

Chuyển cơ quan điều tra xử lý CĐT cố tình vi phạm quỹ bảo trì chung cư

Vương Hà Chung |

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có thể chuyển cơ quan điều tra xử lý chủ đầu tư cố tình vi phạm về sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.