Tết không về nơi xóm chài nghèo cuối cùng dưới chân cầu Bình Lợi, TPHCM

Cao Huân |

Thời điểm này nhà nhà mua sắm tết, người người chuẩn bị tết trên khắp địa bàn TPHCM. Thế nhưng, có một nơi mà tết vẫn không về, đó chính là khu "xóm chài" dưới chân cầu Bình Lợi, quận Bình Thạnh.

Đìu hiu cảnh nghèo xóm chài ngày tết

 
Một "ngôi nhà"  của hộ dân vẫn đang trống trơn dù tết đã cận kề. Ảnh: PV
Sáng 28 tết, phóng viên báo Lao Động đã tìm đến "xóm chài" , nằm lọt thỏm dưới chân cầu Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh) để tìm hiểu xem người dân khu này mua sắm tết thế nào.

Cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi bước vào khu này là khung cảnh đìu hiu, đối nghịch 360 độ với phố xá đang tấp nập mua sắm tết. Nếu như khắp nơi ở TPHCM nhà nhà mua sắm tết, người người náo nức chờ đón xuân thì tại "xóm chài" này không khí tết hay bóng dáng xuân Canh Tý không hiện diện nơi đây.

Ghé vào nhà ông Nguyễn Văn Chúc (thường gọi là ông Ba Chúc, người ở xóm chài này hơn 40 năm qua) chúng tôi chạnh lòng khi "căn nhà" trống trơn, không có bánh kẹo, hoa quả,... dù hôm này đã 28 tết.

Ông ba Chúc cho biết, năm nay gia đình ông không có được "thói quen" mua sắm tết.

"Hằng ngày vợ chồng tôi chạy ghe đánh cá trên sông Sài Gòn và đong gạo ăn qua ngày. Mọi năm trước tôi còn sắm được bình bông, đĩa hoa quả cúng ông bà vì còn đánh bắt được ít cá. Năm nay không đánh bắt được gì, mua gạo ăn qua ngày còn không đủ thì lấy đâu mà sắm tết"- ông Chúc chia sẻ.

Hơn 40 năm sống ở "xóm chài" dưới chân cầu Bình Lợi này, ông Chúc cảm nhận được cuộc sống của gia đình ông mỗi cái tết về lại càng khó khăn hơn, bởi lượng cá đánh bắt mỗi năm ngày càng ít. Cái tết năm nay, gia đình ông càng khó khăn gấp bội khi việc đánh bắt cá không đủ để đong gạo, nên ông phải bỏ nghề chuyển sang chạy xe ôm.
 
Đánh bắt cá không còn đủ để đong gạo ăn như trước, nên ông ba Chúc chuyển sang chạy xe ôm. Ảnh: PV

Tết không về trên xóm chài nghèo

Ông Nguyễn Ngọc Ái (66 tuổi, còn gọi là chú Năm) cho biết,  Tết năm nay mọi người dân xóm chài này hầu như không có tết. Bởi vì mọi người phải chạy ăn từng bữa, kiếm từng đồng để đong từng kg gạo thì nào dám mơ chi đến ăn tết.

"Hôm nay đã 28 tết, nhưng tôi vẫn đi đánh bắt cá từ sáng đến tối, với hy vọng đủ tiền đong gạo ăn trong ngày. Thấy người ta mua sắm tết rầm rộ, còn mình không mua sắm được gì cho vợ con nên cũng tủi thân lắm. Muốn sắm sửa cho có không khí tết như người ta nhưng tiền không có thì đành chịu thôi." - ông Ái nói với giọng trầm buồn.
 
"Ngày tết" của những người dân xóm chài này vẫn như ngày thường. Ảnh: PV

Theo tìm hiểu của phóng viên, đa phần những ngư dân ở đây  di cư từ Vĩnh Phúc vào và sống tại đây hàng chục năm qua. Đối với họ, chiếc ghe gỗ là tài sản lớn nhất bởi đây vừa là ngôi nhà để ở, vừa là "cần" câu cơm.

Trước đây, xóm chài  này đông đúc với mấy chục chiếc ghe neo đậu, sau này do lượng cá trên sông ít nên nhiều người đã bỏ lên bờ lập nghiệp.

Nhiều người bỏ đi, xóm chài ngày càng trở nên đìu hiu, cái nghèo luôn đeo đẳng theo họ 365 ngày. Ngày tết đến, họ chỉ dám mơ ước có bữa cơm ngon hơn, có thêm bình hoa đĩa quả cúng ông bà. Thế nhưng, cái mơ ước nhỏ nhoi đấy lại trở nên xa vời, khi  đã 28 tết nhưng với người dân xóm chài này tất cả vẫn là những con số 0: Không hoa, không bánh kẹo mứt tết, không quần áo mới cho trẻ con, không có mâm cơm cúng tất niên hay giao thừa,...

 
Xuân không về trên xóm chài nghèo này. Ảnh: PV
Cao Huân
TIN LIÊN QUAN

Đường về quê ăn Tết, nhớ những chiếc canô cao tốc lướt sóng ngày nào

NHẬT HỒ |

Những chiếc canô cao tốc lướt sóng dọc ngang miền sông nước đưa đón khách về quê ăn Tết. Những tiếng nói cười, tiếng máy nổ, tiếng thét mỗi khi con sóng ập vào. Tất cả giờ chỉ còn lại là cái tiếng bởi nó đã lùi vào trong quên lãng để nhường cho những chiếc xe giường nằm, xe chất lượng cao.

Tết "tan tành" bởi những nàng dâu đoảng

Hải Ngọc |

Với những nàng dâu đoảng, Tết chẳng khác như một "cực hình". Không ít trường hợp, Tết "tan tành" với các nàng dâu đoảng.

Ấm áp tết công nhân, người lao động nơi miền cuối đất

NHẬT HỒ |

Tất cả công nhân, người lao động đều có tết, các cấp công đoàn ở khu vực Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng chăm lo tốt cho công nhân, người lao động. Những món quà xuân đã được gửi đến công nhân vào ngày 28 tết.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Tin 20h: Còn bao nhiêu cơn bão vào nước ta trong năm 2024?

NHÓM PV |

Tin 20h: Hàng nghìn hộ dân ở Quảng Ngãi nằm trong vùng nguy cơ sạt lở; Mùa bão dữ dội, dự báo còn bao nhiêu cơn bão đổ bộ đất liền?

Những lý do bà chủ Xuyên Việt Oil rải tiền hối lộ quan chức

Việt Dũng |

Muốn trở thành thương nhân xăng dầu, vay tín dụng và che giấu sai phạm, Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Xuyên Việt Oil - đã chi hàng triệu USD hối lộ quan chức.

Chelsea tạm chiếm vị trí nhì bảng Premier League

tam nguyên |

Giành chiến thắng 3-0 trên sân West Ham ở trận đấu tối 21.9, Chelsea tạm vươn lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng Premier League với 10 điểm.

Sập giàn giáo ở Ninh Bình khiến 2 người tử vong

NGUYỄN TRƯỜNG |

Trong lúc các công nhân đang tiến hành đổ bêtông tại một nhà xưởng ở xã Ninh An (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) không may giàn giáo bị sập khiến 2 người tử vong.

Đường về quê ăn Tết, nhớ những chiếc canô cao tốc lướt sóng ngày nào

NHẬT HỒ |

Những chiếc canô cao tốc lướt sóng dọc ngang miền sông nước đưa đón khách về quê ăn Tết. Những tiếng nói cười, tiếng máy nổ, tiếng thét mỗi khi con sóng ập vào. Tất cả giờ chỉ còn lại là cái tiếng bởi nó đã lùi vào trong quên lãng để nhường cho những chiếc xe giường nằm, xe chất lượng cao.

Tết "tan tành" bởi những nàng dâu đoảng

Hải Ngọc |

Với những nàng dâu đoảng, Tết chẳng khác như một "cực hình". Không ít trường hợp, Tết "tan tành" với các nàng dâu đoảng.

Ấm áp tết công nhân, người lao động nơi miền cuối đất

NHẬT HỒ |

Tất cả công nhân, người lao động đều có tết, các cấp công đoàn ở khu vực Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng chăm lo tốt cho công nhân, người lao động. Những món quà xuân đã được gửi đến công nhân vào ngày 28 tết.