Xây nhà hát Thủ Thiêm để đáp ứng yêu cầu... đẳng cấp quốc tế

MINH QUÂN |

Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho biết, tiền xây nhà hát Thủ Thiêm chỉ bằng 3% so với lĩnh vực giao thông, 6% vốn cho giảm ngập, phòng chống lũ lụt, 4% vốn đầu tư cho giáo dục, y tế…, và để đáp ứng yêu cầu của các đoàn, nghệ sĩ đẳng cấp quốc tế.

Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM vừa có báo cáo UBND TPHCM về kết quả trả lời ý kiến cử tri liên quan đến việc xây dựng Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).

Cụ thể, cử tri đề nghị TPHCM chưa nên xây dựng nhà hát trong giai đoạn hiện nay vì đại đa số bộ phận người dân không có nhu cầu, trình độ hưởng thụ âm nhạc chưa cao.

Ngoài ra, việc xây dựng nhà hát cần điều tra xã hội học trong nhân dân tại khu vực này. Hiện nay, việc xây dựng nhà hát chỉ thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố và một vài ý kiến khác.

Trả lời cử tri, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vào thời Pháp thuộc, TPHCM có ba nhà hát: Nhà hát Opera (nay là Nhà hát TPHCM), Nhà hát Phiharmonie (nay là Kho bạc TPHCM) và Nhạc viện TPHCM. Nay chỉ có Nhà hát TPHCM còn có giá trị của một nhà hát đúng nghĩa, các nhà hát xây dựng sau giải phóng như Hòa Bình, Bến Thành hiện đang xuống cấp cũng như không đạt tiêu chuẩn để có thể tổ chức các buổi biểu diễn theo yêu cầu của các đoàn, nghệ sĩ đẳng cấp quốc tế.

Vì vậy, để đáp ứng và nâng cao trình độ thưởng thức văn hóa, nghệ thuật cho hơn 10 triệu dân và hàng triệu du khách viếng thăm mỗi năm, góp phần nâng cao trình độ thưởng thức văn hóa của người dân, phát huy giá trị văn hóa truyền thống…, việc xây dựng nhà hát tại Thủ Thiêm là hết sức cần thiết và cấp bách.

Tại kỳ họp thứ 10 khóa IX HĐND TPHCM, các đại biểu đã thông qua chủ trương đầu tư xây dựng nhà hát này với tổng vốn khoảng 1.508 tỉ đồng. Với kinh phí như trên, cử tri đề nghị ưu tiên vốn đầu tư cho các công tác an sinh xã hội, tập trung đầu tư máy móc hiện đại để xử lý rác thải, chống ngập nước, xây bệnh viện…

Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vốn đầu tư dự án được lấy từ nguồn bán đấu giá khu đất số 23 Lê Duẩn (quận 1). Trong giai đoạn 2018-2020, TPHCM chỉ dự kiến bố trí vốn cho dự án khoảng 100 tỉ đồng để thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư, lập, thẩm định và phê duyệt dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu... Việc khởi công dự án dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020, nguồn vốn ngân sách là gần 172 ngàn tỉ đồng, trong đó lĩnh vực giao thông khoảng 52,6 ngàn tỉ đồng, giảm ngập khoảng 23,8 ngàn tỉ đồng, môi trường khoảng 8,7 ngàn tỉ đồng, giáo dục khoảng 22 ngàn tỉ đồng, y tế khoảng 12,5 ngàn tỉ đồng…

Như vậy, số vốn thực hiện dự án xây dựng nhà hát tại Thủ Thiêm chỉ chiếm 1% so với tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 và chỉ bằng 3% so với lĩnh vực giao thông, bằng 6% so với tổng vốn đầu tư cho giảm ngập, phòng chống lũ lụt, bằng 4% so với tổng vốn đầu tư cho giáo dục, y tế…

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Xây nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm: Đại biểu QH đề nghị cương quyết dừng, "không dĩ hoà vi quý"

Hùng - Trung - Nguyên |

Tại phiên chất vấn chiều 29.10, không đồng tình với việc dùng 1.500 tỉ đồng ngân sách đầu tư xây dựng Nhà hát giao hưởng, nhạc, vũ kịch Thủ Thiêm, ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, Chính phủ cần kiên quyết đối với những dự án kiểu này. "Không thể dĩ hoà vi quý dẫn tới dĩ hoà vi phạm, dĩ hoà vi Hiến". 

TPHCM xây nhà hát Trần Hữu Trang rồi bỏ trống, nay lại “đòi” xây nhà hát giao hưởng

Huân Cao |

Nhà hát Trần Hữu Trang (TPHCM) được bàn giao vào tháng 4.2017, tuy nhiên nhà hát này luôn đóng cửa. Nguyên nhân là công trình có nhiều sai phạm so với thiết kế nên không đáp ứng được nhu cầu biểu diễn. Vụ việc chưa được giải quyết xong, thì thành phố lại “đòi” xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ, gây nên sự phản đối của nhiều người dân. 

Nhà hát Giao hưởng 1.500 tỉ: Chủ tịch UBND TPHCM lên tiếng

M.Q |

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, là đầu tàu kinh tế cả nước, lâu nay TPHCM cũng đã đầu tư rất nhiều tiền vào hạ tầng giao thông cầu, đường, trường học, bệnh viện... nhưng về lĩnh vực văn hóa thì gần như không đáng kể. Việc đầu tư như vậy chưa tương xứng giữa kinh tế và văn hóa.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.