Sinh viên thuê trọ: Những chuyện buồn người trong cuộc mới thấu hiểu

Phương Trang |

Xích mích với bạn cùng phòng, cãi vã với chủ trọ đến mức phải chuyển đi nơi khác… là những câu chuyện không hiếm xảy ra đối với những sinh viên thuê trọ tại Hà Nội.

Mâu thuẫn với bạn cùng phòng 

Ngay từ năm lớp 12, Ngô Khánh Huyền (sinh viên năm 4, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải) đã có ý định rủ ba người bạn học cùng cấp 3 thuê trọ ở cùng nếu lên Hà Nội học đại học. Huyền đã từng nghĩ đến việc mấy đứa thay phiên nhau giặt quần áo, đổ rác, quét nhà...  Nhưng khi ở chung với nhau, nữ sinh này mới nhận ra có quá nhiều thứ khác biệt.

Ban đầu, mọi người trong phòng ở với nhau khá vui, vì là bạn thân nên Huyền và các bạn nói chuyện với nhau rất thoải mái. Sau này, khi bắt đầu có những việc không vừa ý, Huyền chỉ giữ trong lòng. Nhưng dần dần, tật xấu của các bạn khiến Huyền không thể chịu đựng nổi.

“Ngay từ đầu, phòng tôi chia nhau làm việc nhà, mỗi người một việc. Thế nhưng chỉ có mình tôi làm, khi tôi hỏi tới việc sao các bạn không làm phần việc của mình thì chỉ nhận lại sự im lặng” - Huyền bức xúc kể lại.

Là một người rất sạch sẽ, ngăn nắp nên việc sống chung với những người bừa bộn khiến Huyền cảm thấy rất khó chịu. “Quần áo không giặt, bát ăn xong cũng không rửa, đến cái bấm móng tay sử dụng xong bạn cùng phòng cũng không cất vào chỗ cũ” - Huyền chia sẻ.

Mặc dù có nhắc nhở nhẹ nhàng vài lần nhưng mọi thứ vẫn lặp lại, cũng vì thân thiết nên Huyền không muốn nặng lời với các bạn.

“Mẹ tôi gửi đồ ăn ra tôi đều thoải mái chia sẻ nấu cơm chung cho các bạn ăn cùng. Nhưng khi bố mẹ bạn mang đồ ăn ra thì bạn ấy bắt tôi phải chia tiền với lý do tôi cũng ăn nên buộc phải chia" - Huyền tâm sự.

“Vì không muốn gặp mặt các bạn cùng phòng nên tôi đã xin thực tập ở quê. Còn mấy tháng nữa là ra trường, bây giờ dọn ra ngoài cũng không tìm được người ở chung” - Huyền trải lòng.

Vì Huyền ở 3 người nên khi xảy ra xích mích, tranh cãi Huyền luôn bị cho là người ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân. Chơi với nhau 3 năm trời chưa bao giờ Huyền nghĩ sẽ có ngày hôm nay. Bây giờ Huyền sống chung trong một nhà nhưng mọi thứ đều làm riêng. Việc của ai người đó người đó làm. Huyền tâm sự, sống như thế này cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn so với việc cãi vã, tranh luận.

Mắc bẫy lừa đảo khi đi tìm trọ

Trần Minh Tiến (sinh viên năm 3, Đại học Kinh tế Quốc dân) “chân ướt chân ráo” lên thành phố học tập đã bị lừa mất 1 triệu tiền cọc nhà.

“Khi mới biết tin đậu đại học, gia đình tôi đã cấp tốc chạy lên Hà Nội để tìm phòng trọ, vì nghe mọi người nói phòng trọ sạch, đẹp nếu không lên tìm nhanh sẽ hết” - Tiến cho biết.

Nam sinh này kể lại, đã vào các hội cho thuê phòng trọ ở Hà Nội trên Facebook tìm hiểu. Lúc ấy, Tiến ưng một căn và đã nhắn tin hỏi phòng với mong muốn được thuê luôn vì thấy khá gần trường.

“Sau khi xem ảnh, video căn phòng, tôi rất ưng. Vì khi đó chỉ ở một mình nên tôi dễ dàng quyết định mọi chuyện. Họ yêu cầu tôi chuyển 1 triệu tiền cọc thì mới giữ phòng. Tôi cũng đã tin tưởng và chuyển tiền. Nhưng khi tới địa chỉ cho thuê trọ tôi mới biết mình bị lừa vì không có căn nhà trọ nào ở đó cả” - Tiến chia sẻ.

Tính đến nay Tiến đã chuyển 3 nơi ở nhưng vẫn chưa thấy hài lòng. Chỗ hiện tại Tiến và bạn đang thuê phòng ốc khá đẹp và sạch sẽ nhưng chủ nhà rất khó tính.

 
Minh Tiến mong muốn tìm được nhà trọ ưng ý hơn. Ảnh: NVCC

“Xe máy của tôi đã nhiều lần bị dắt ra ngoài đường để nhưng lại không biết thủ phạm là ai. Chúng tôi đã nhiều lần góp ý cô chú chủ nhà phải lắp đặt camera hành lang và chỗ gửi xe nhưng chủ nhà chỉ hứa lần sau sẽ lắp” - Tiến bức xúc kể lại.

Tháng 5 này, Tiến sẽ hết hợp đồng thuê nhà ở đây. Nam sinh nói trước với chủ nhà trọ muốn chuyển đi sớm hơn, nhưng chủ nhà nhất quyết yêu cầu Tiến phải tìm được người thế chỗ mới trả lại tiền cọc nhà.

“Hiện tại tôi vẫn phải đi tìm người trên các hội nhóm để có thể nhanh nhanh được chuyển đi” - Tiến cho biết.

Phương Trang
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên mong cán bộ gen Z không bó buộc bàn giấy, sơ mi trắng, quần tây

Huyên Nguyễn - Thanh Chân |

TPHCM - Nhắc đến môi trường làm việc công, nhiều sinh viên vẫn hình dung một môi trường khuôn khổ, quy tắc, cảm thấy bị ràng buộc bởi nề nếp và khó phát triển bản sắc cá nhân. Sinh viên đề xuất cần mở ra không gian sáng tạo cho cán bộ gen Z.

Chọn ngành học không phù hợp, sinh viên năm cuối lên kế hoạch thi lại trường khác

Trang Hà |

Ngay sau năm nhất, nhiều sinh viên nhận ra ngành học, trường học mà mình lựa chọn chưa phù hợp, nhưng vẫn cố chấp theo đuổi trong mệt mỏi.

Mức lương sinh viên kỳ vọng khi ra trường

Mạnh Cường |

Tùy thuộc vào ngành nghề và kỹ năng tích lũy, mỗi sinh viên sẽ có những kỳ vọng khác nhau về thu nhập khởi điểm. Để đạt được mức thu nhập cao sau khi ra trường, sinh viên cần trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành ở Quận 8 (TPHCM).

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Nhập khẩu gạo kỷ lục, chuyện “không có gì ầm ĩ”

Lục Tùng |

Việc Việt Nam nhập khẩu gạo tăng vọt 9 tháng đầu năm không phải là chuyện đáng lo mà còn mang lại lợi ích kép.

Sinh viên mong cán bộ gen Z không bó buộc bàn giấy, sơ mi trắng, quần tây

Huyên Nguyễn - Thanh Chân |

TPHCM - Nhắc đến môi trường làm việc công, nhiều sinh viên vẫn hình dung một môi trường khuôn khổ, quy tắc, cảm thấy bị ràng buộc bởi nề nếp và khó phát triển bản sắc cá nhân. Sinh viên đề xuất cần mở ra không gian sáng tạo cho cán bộ gen Z.

Chọn ngành học không phù hợp, sinh viên năm cuối lên kế hoạch thi lại trường khác

Trang Hà |

Ngay sau năm nhất, nhiều sinh viên nhận ra ngành học, trường học mà mình lựa chọn chưa phù hợp, nhưng vẫn cố chấp theo đuổi trong mệt mỏi.

Mức lương sinh viên kỳ vọng khi ra trường

Mạnh Cường |

Tùy thuộc vào ngành nghề và kỹ năng tích lũy, mỗi sinh viên sẽ có những kỳ vọng khác nhau về thu nhập khởi điểm. Để đạt được mức thu nhập cao sau khi ra trường, sinh viên cần trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng.