13 triệu người Việt Nam mắc căn bệnh phải điều trị suốt đời

Hoàng Biên |

Mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng.

Sáng 12.4, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình- Bộ Y tế cung cấp thông tin về chương trình kỉ niệm 35 năm Ngày Thalassemia Thế giới (8.5.1986- 8.5.2021) với thông điệp quốc tế: “Giải quyết bất bình đẳng trong chăm sóc y tế đối với bệnh nhân tan máu bẩm sinh”.

Bệnh tan máu bẩm sinh là do tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức khỏe học tập, lao động...

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số, mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Trong đó, tỉ lệ người dân đồng bào dân tộc miền núi chiếm tỉ lệ khá cao, từ 20- 40%.

Mỗi năm có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng.

Mỗi năm khoảng 200 trẻ bị bệnh ở mức độ trung bình đến nặng - là những bệnh nhân sẽ phải điều trị cả đời. Ảnh: Hải Nguyễn
Mỗi năm khoảng 200 trẻ bị bệnh ở mức độ trung bình đến nặng - là những bệnh nhân sẽ phải điều trị cả đời. Ảnh: Hải Nguyễn

Tỉ lệ người dân mang gen tan máu bẩm sinh ở vùng miền núi, đặc biệt là ở các đồng bào dân tộc thiểu số cao, một trong những nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết.

Thông tin từ Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế cho hay: "Riêng 6 dân tộc chủ yếu ở miền núi phía Bắc như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao và H’Mông thì tỉ lệ mang gen và mắc bệnh khá cao như: 26,1% ở dân tộc Tày; 25,5% ở dân tộc Dao, 24,7% ở dân tộc Nùng…

Đặc biệt, tại Sơn La, dân tộc Xinh Mun có tỉ lệ mang gen rất cao, lên tới hơn 80%. Tại các địa bàn này, ước tính mỗi năm, khoảng 100.000 trẻ ra đời thì có khoảng 250 trường hợp thai nhi bị phù (không thể sống), khoảng 200 trẻ bị bệnh ở mức độ trung bình đến nặng- là những bệnh nhân sẽ phải điều trị cả đời".

Việt Nam đã có những nỗ lực lớn song việc điều trị mới chỉ giúp cải thiện tốt cuộc sống của người bệnh chứ chưa thể chữa khỏi bệnh. Chất lượng sống của các bệnh nhân bị TMBS rất thấp, số tử vong lớn. Qua báo cáo, từ năm 2001 đến nay, có tới 20% bệnh nhân chết ở lứa tuổi từ 6-7, nhiều em tử vong ở độ tuổi 16-17, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh nặng không có cơ hội xây dựng gia đình.

Hiện nay, số lượng bệnh nhân tan máu bẩm sinh đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội.

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, có thể phòng bệnh hiệu quả tới 90-95% bằng các biện pháp như tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn, sàng lọc phát hiện sớm cho thai nhi để xác định xem cá nhân có mang gen bệnh hay không từ đó giúp cho họ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh đẻ nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh.

Năm nay, kỉ niệm 35 năm Ngày Thalassemia Thế giới (8.5.1986- 8.5.2021) với thông điệp quốc tế: “Giải quyết bất bình đẳng trong chăm sóc y tế đối với bệnh nhân tan máu bẩm sinh” và Việt Nam đang tích cực hưởng ứng ngày kỉ niệm này với thông điệp: “Thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì sự phồn vinh của đất nước”.

Hoàng Biên
TIN LIÊN QUAN

LĐLĐ tỉnh Điện Biên: Thực hiện công tác bình đẳng giới, trẻ em 2021

Trần Nga |

Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh (LĐLĐ) Điện Biên vừa ban hành công văn số 1017/LĐLĐ về triển khai công tác bình đẳng giới, dân số, gia đình, trẻ em năm 2021.

Tầm soát miễn phí bệnh tan máu bẩm sinh bằng xét nghiệm gen

Gia miêu |

Viện Di truyền Y học - Gene Solutions sẽ phối hợp 100 bệnh viện, cơ sở y tế triển khai chương trình xét nghiệm gen miễn phí bệnh tan máu bẩm sinh “Năm hành động không Thalassemia”.

Khi người bệnh tan máu bẩm sinh tự tin bước lên sân khấu

Lệ Hà |

Bệnh tan máu bẩm sinh không chỉ lấy đi của người bệnh sức khỏe mà còn "giam hãm" cuộc đời họ trong những hình hài nhỏ bé và biến dạng. Mặc dù sinh ra không may mắn nhưng rất nhiều người bệnh vẫn luôn cố gắng vượt lên bệnh tật để sống tự lập, đóng góp những giá trị tích cực cho cộng đồng.

Bất cập quản lý tiền công đức tại 2 ngôi đền ở Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Hiện nay, việc quản lý thu chi tiền công đức, dầu nhang tại đền Dâu và đền Quán Cháo (Ninh Bình) còn thiếu minh bạch.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được giảm 1 năm tù

Việt Dũng |

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh được ghi nhận có các tình tiết mới nên được giảm án, bị hại duy nhất kháng cáo bị bác đơn.

Tài xế khai chuyện chở thùng tiền từ SCB về Vạn Thịnh Phát

Tâm Tú |

TPHCM - Lái xe của Trương Mỹ Lan khai, nhiều lần đến Ngân hàng SCB vận chuyển những thùng tiền đã được đóng sẵn đưa về Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của Lan.

Bỏ giấy chuyển tuyến bệnh hiểm nghèo, giảm tiền túi cho dân

ANH HUY |

Trong dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có đưa ra việc bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... để giảm chi tiền túi cho dân.

Lý do khiến giá vàng thế giới liên tục tăng cao

Khương Duy (Theo Kitco) |

Nhiều yếu tố hỗ trợ đang thúc đẩy giá vàng thế giới tăng mạnh và liên tục phá kỷ lục.

LĐLĐ tỉnh Điện Biên: Thực hiện công tác bình đẳng giới, trẻ em 2021

Trần Nga |

Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh (LĐLĐ) Điện Biên vừa ban hành công văn số 1017/LĐLĐ về triển khai công tác bình đẳng giới, dân số, gia đình, trẻ em năm 2021.

Tầm soát miễn phí bệnh tan máu bẩm sinh bằng xét nghiệm gen

Gia miêu |

Viện Di truyền Y học - Gene Solutions sẽ phối hợp 100 bệnh viện, cơ sở y tế triển khai chương trình xét nghiệm gen miễn phí bệnh tan máu bẩm sinh “Năm hành động không Thalassemia”.

Khi người bệnh tan máu bẩm sinh tự tin bước lên sân khấu

Lệ Hà |

Bệnh tan máu bẩm sinh không chỉ lấy đi của người bệnh sức khỏe mà còn "giam hãm" cuộc đời họ trong những hình hài nhỏ bé và biến dạng. Mặc dù sinh ra không may mắn nhưng rất nhiều người bệnh vẫn luôn cố gắng vượt lên bệnh tật để sống tự lập, đóng góp những giá trị tích cực cho cộng đồng.