Bất đồng việc bổ sung vi chất, bao giờ mới có quy chuẩn sữa học đường?

Anh Tú |

Phát ngôn của Bộ Y tế sáng 15.8 xung quanh vấn đề hoàn thiện quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường đang tiếp tục gây tranh cãi.

Sáng 15.8, ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) đã có cuộc thông tin với báo chí xung quanh vấn đề hoàn thiện quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường.

Theo đó, ông Vinh khẳng định thông tin Bộ Y tế chậm trễ trong việc ban hành quy chuẩn về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân là chưa chính xác.

Trong khi Bộ Y tế chưa ban hành quy định mới, các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế hiện hành vẫn được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả trong thời gian qua.

ông Nguyễn Đức Vinh trao đối với báo chí. Ảnh: Thảo Anh.
ông Nguyễn Đức Vinh trao đổi với báo chí. Ảnh: Thảo Anh.

Doanh nghiệp sữa bức xúc

Tuy nhiên, trước phản hồi của đại diện Bộ Y tế, nhiều doanh nghiệp sữa cho rằng phần hồi đáp này không thoả đáng, chưa đáp ứng được thắc mắc của doanh nghiệp và người dân trước thềm năm học mới.

Bởi hồi tháng 12.2018, Cục An toàn thực phẩm tiếp tục có công văn lấy ý kiến về các sản phẩm sữa tham gia Chương trình Sữa học đường.

Cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, các phương tiện truyền thông đưa nhiều tin tức về sữa học đường. Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn chưa ban hành quy định chính thức tiêu chuẩn sản phẩm sữa phục vụ Chương trình Sữa học đường theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định 1340.

Gần đây nhất, vào ngày 18.6.2019, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã chủ trì cuộc họp góp ý Dự thảo Thông tư.

Tại cuộc họp này, các Cục, Vụ, Viện có liên quan của Bộ Y tế cùng với các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh sữa khác như TH Truemilk, Vinamilk, Nuti, Cô Gái Hà Lan, Ba Vì, Đà Lạt milk, đã thống nhất và có sự đồng thuận cao về các loại sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường và 21 vi chất dinh dưỡng bắt buộc bổ sung.

Trên cơ sở đó, ngày 27.6.2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông báo số 690/TB-BYT thông báo Kết luận của Thứ trưởng Trương Quốc Cường với các nội dung chính như về các loại sữa tươi tham gia Chương trình Sữa học đường: Gồm 2 loại là Sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và Sữa tươi tiệt trùng.

Về các vi chất dinh dưỡng, theo Dự thảo điều chỉnh bắt buộc bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng .

Đồng thời, giao Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em làm đầu mối phối hợp Cục An toàn Thực phẩm, Viện Dinh dưỡng và Vụ Pháp chế tiếp tục hoàn chỉnh Dự thảo Thông tư.

Quán triệt Kết luận của Thứ trưởng Trương Quốc Cường, đến ngày 10.7.2019, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em đã gửi Công văn góp ý Dự thảo Thông tư gửi cho các các đơn vị đề nghị các đơn vị cho ý kiến đóng góp Dự thảo Thông tư nêu trên trước ngày 12.7.2019. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin Dự thảo điều chỉnh bắt buộc bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng này được ký ban hành. Trong khi các doanh nghiệp đang "dài cổ" chờ quy định mới thì Bộ Y tế đã đưa ra thông báo gây bức xúc.

Chưa biết khi nào sẽ ban hành quy định

Ông Nguyễn Đức Vinh thừa nhận: “Hiện có rất nhiều ý kiến khác nhau trong việc bổ sung số lượng vi chất trong chương trình sữa học đường. Có ý kiến đề nghị bổ sung 21 vi chất, có ý kiến đề nghị bổ sung 3 vi chất, khuyến khích thêm 18 vi chất khác. Dù là 21 vi chất, 3 vi chất, 5 vi chất hay 10 vi chất thì đến nay Bộ Y tế vẫn chưa thể đưa ra quyết định cuối cùng bổ sung bao nhiêu vi chất dinh dưỡng trong sữa học đường".

Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cũng cho biết thêm, việc bổ sung các loại vi chất trong sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cần có cơ sở khoa học. Quan trọng hơn cả là thực hiện chỉ tiêu trong Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ.

Ông Vinh cho biết thêm, Bộ Y tế sẽ sớm hoàn thiện quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường công khai, minh bạch, trên cơ sở ý kiến của các nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ -Trẻ em không nói rõ thời điểm dự kiến ban hành quy định này.

"Chúng tôi sẽ tạo sự đồng thuận cao nhất trong việc bổ sung vi chất. Khi vẫn còn những ý kiến khác nhau thì lúc đấy vai trò quyết định là của cơ quan quản lý nhà nước" - ông Vinh kết luận.

Anh Tú
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi bổ sung 3 hay 21 vi chất vào sữa học đường: Còn đang nghiên cứu

Thùy Linh |

Việc bổ sung 3 vi chất hay 21 vi chất trong Sữa học đường đang là vấn đề đang được Bộ Y tế nghiên cứu và sẽ lấy ý kiến đồng thuận cao nhất của các doanh nghiệp cũng như các nhà khoa học để có quyết định cuối cùng.

Bị phản ánh ban hành chậm trễ quy chuẩn sữa học đường: Bộ Y tế nói gì?

Thảo Anh |

Sáng 15.8, ông Nguyễn Đức Vinh - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ -Trẻ em - đại diện Bộ Y tế khẳng định thông tin chậm trễ trong việc ban hành quy chuẩn về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường là chưa chính xác.

“Sữa học đường” giải bài toán thiếu vi chất dinh dưỡng

T.Huyền |

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản, cũng như năng suất lao động của người lớn đang là trăn trở của các chuyên gia dinh dưỡng Việt Nam. Vì vậy Chính phủ đã ban hành Chương trình cấp quốc gia về Sữa học đường để cải thiện thực trạng này.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Cựu Chủ tịch FLC và 2 em gái xin giảm án

Việt Dũng |

Trong số 25 người kháng cáo, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và em gái đều xin giảm nhẹ hình phạt và giảm trách nhiệm dân sự.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.