Sáng 1.6, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long tham dự cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM cùng Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong và đại diện của nhiều bộ, ngành.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Liên quan đến tình hình dịch bệnh tại TPHCM thì chuỗi lây nhiễm liên quan tới nhóm truyền giáo được đánh giá là chuỗi lây nhiễm nguy hiểm nhất.
"Đến thời điểm chúng ta phát hiện ra ca nhiễm đầu tiên đã quá khoảng 13-14 ngày. Đối với chủng virus hiện nay, theo nghiên cứu của chúng tôi thì chu kỳ lây nhiễm rất nhanh, có thể 2 đến 3 ngày nhưng cũng có thể sớm hơn, khả năng phát tán mầm bệnh ra bên ngoài rất nhanh. Vì thế, chúng ta đã chậm mất khoảng 4-5 chu kỳ. Chu kỳ này lây ra cấp số nhân, cực kỳ nguy hiểm", ông Long nhận định.
Trong thời gian tới đây, ông Long cho rằng có thể xuất hiện thêm ổ dịch không có nguồn lây, và TPHCM phải xác định từ đây trở đi phải căng mình phòng chống dịch, nếu quyết liệt sẽ đỡ hơn.
Ông Long nhận định: “Sẽ xuất hiện thêm ca bệnh là điều không tránh khỏi chứ không dừng lại con số 200 như Bộ Y tế công bố. Nguyên nhân là sự lây nhiễm lan rộng tại các tòa nhà văn phòng, công ty, đặc biệt đã xuất hiện khu công nghiệp”.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cảnh báo, nguy cơ xâm nhập nguồn bệnh tại khu công nghiệp là rất lớn. Đây là trọng tâm, trọng điểm cao nhất mà Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại TPHCM phải lên kế hoạch, công tác phòng chống. Với tòa nhà, trường học, hàng quán... có thể thực hiện ngay việc giãn cách, không tập trung nhưng khu công nghiệp thì không. Đơn vị sản xuất là môi trường khép kín, TPHCM cần tập trung cao độ, nghiêm ngặt, đề phòng lây nhiễm trong khu công nghiệp.
Bộ trưởng đánh giá cao kinh nghiệm phòng, chống dịch của TPHCM khi đã đưa ra quyết định giãn cách xã hội đúng đắn, triển khai tốt và kịp thời sau những đúc kết từ các đợt bùng phát trước đó.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thanh Long cho biết hiện tại, dấu hiệu của các bệnh nhân ban đầu khá mờ nhạt, không rõ ràng. Do đó, TPHCM cần tăng tốc, mở rộng hơn nữa chứ không thể chờ toàn bộ vào xét nghiệm rRT-PCR được.
"Tôi đề nghị toàn bộ người có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải được xét nghiệm. Đơn vị nào vi phạm thì xử lý nghiêm. Với cơ sở phòng khám, y tế tư nhân, nhà thuốc... cần phối hợp xác định người có biểu hiện sốt, khó thở... và xét nghiệm với kháng nguyên nhanh. Tôi đề nghị TPHCM áp dụng triển khai thí điểm biện pháp này", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt là những người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Báo Lao Động phát động Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo”.
Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Bộ Y tế để mua vaccine, tiêm cho công nhân, người lao động nghèo trên toàn quốc.
Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” xin gửi về Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:
- Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:
Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc. - Chuyển tiền qua tài khoản:
• STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
• STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
• STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
• STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
• Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine - Hỗ trợ qua Ví Momo:
- Mở Ví Momo .
- Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine. - Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.