Hà Nội xác nhận gần 200 xã tái phát dịch tả lợn Châu Phi

Mỹ Hạnh |

Ngành chăn nuôi và thú y Hà Nội xác nhận gần 200 xã của Hà Nội tái phát dịch tả lợn Châu Phi (ASF). Tuy nhiên, số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy chỉ khoảng 200-300 con/ngày.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) cho biết:

Tính đến ngày 4.11, bệnh ASF đã xảy ra tại 32.696  hộ chăn nuôi của Hà Nội (chiếm 40,5% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) trên tổng 2.384 thôn, tổ dân phố của 449 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã (gồm Long Biên, Đông Anh, Hoàng Mai, Gia Lâm, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Trì, Chương Mỹ, Thạch Thất, Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hà Đông, Ứng Hòa, Mê Linh, Bắc Từ Liêm, Ba Vì, Tây Hồ, Thanh Oai, Mỹ Đức, Sơn Tây, Nam Từ Liêm).

Dịch ASF đã khiến 541.330 con lợn bị mắc bệnh và phải tiêu hủy (chiếm 28,9 % tổng đàn) với trọng lượng 37.007 tấn.

Trước câu hỏi của phóng viên về nguyên do dịch ASF tái phát mạnh mẽ trên nhiều xã, ông Nguyễn Ngọc Sơn giải thích: Do đặc điểm của virus ASF và phương thức truyền lây phức tạp nên đến nay trên địa bàn thành phố có 193 xã, phường dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng tái phát trở lại. “Việc tái phát sinh dịch bệnh ở cấp xã chủ yếu xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng lợn ít; nhiều địa phương chỉ phát sinh 1 hộ và đã có 77/193 xã tái phát đến nay đã qua 30 ngày không phát sinh”-ông Sơn nói.

Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, bệnh ASF là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm hiện chưa có thuốc điều trị, chưa có vaccine phòng bệnh. Phòng, chống dịch bệnh chỉ dựa bào thực hiện an toàn sinh học. Virus ASF có sức đề kháng cao, có thể tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm thịt lợn như xúc xích, giămbông, salami vài chục ngày đến 1.000 ngày (ở thịt đông lạnh); có khả năng chịu được nhiệt độ 56°C trong 70 phút, 70°C trong 20 phút, 100°C trong 1 phút; có thể tồn tại trong môi trường có độ pH từ 3,5-11,5 và ở các dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, quần áo của người chăn nuôi trong nhiều ngày; đường lây truyền và cách thức lây truyền của virus ASF rất phức tạp; chưa có nghiên cứu, đánh giá nào cụ thể về việc này.

Trong khi đó, tổng đàn lợn của TP.Hà Nội lớn nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng còn chiếm tỉ lệ cao. Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm có nguồn gốc động vật lớn (800-1.000 tấn/ngày) trong khi việc kiểm soát còn gặp nhiều khó khăn.

Hơn nữa, Luật Thú y không có quy định về kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật nội tỉnh, nên việc kiểm soát, truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc vận chuyển lưu thông động vật, sản phẩm động vật ở các địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh; các tổ chức, cá nhân dễ dàng hợp thức hóa nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật.

Đặc biệt, việc chỉ tiêu hủy lợn ốm, chết và có kết quả xét nghiệm dương tính đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã gây khó khăn trong kiểm soát, xử lý ổ bệnh và tạo điều kiện phát tán virus.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, so với thời điểm dịch ASF bùng phát mạnh nhất (tháng 5-6), bình quân mỗi ngày phải tiêu hủy đến 7-8 nghìn con lợn, thì nay bình quân mỗi ngày chỉ phải tiêu hủy khoảng 200-300 con. Điều này cho thấy việc kiểm soát dịch đang dần đạt kết quả tốt hơn.

Mỹ Hạnh
TIN LIÊN QUAN

10 tỉnh, thành phố có trên 80% số xã bị dịch tả lợn Châu Phi đã qua 30 ngày

L.V |

Đến ngày 15.10, cả nước có 3.612 xã (44% tổng số xã có dịch tả lợn Châu Phi) thuộc 412 huyện của 56 tỉnh, thành phố qua 30 ngày không bị tái nhiễm và không phát sinh ổ dịch mới.

Trên 5,5 triệu con lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi

L.V |

Đến nay, số lợn chết và tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi là 5,5 triệu con. Giải pháp tái đàn khẩn cấp, bảo vệ đàn lợn khỏi dịch bệnh và bình ổn giá thịt lợn trên thị trường đang được các cơ quan chức năng coi là nhiệm vụ quan trọng.

Khả năng cao thành công trong nghiên cứu vaccine dịch tả lợn Châu Phi

L.V |

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, nghiên cứu vaccine dịch tả lợn Châu Phi đã và đang đi đúng hướng.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.