Hàng chục y bác sĩ "xuống đường" đòi lương: Bộ trưởng Y tế chỉ đạo nóng

Thùy Linh |

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu lãnh đạo Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam, lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh phối hợp ngay với các đơn vị liên quan của Bộ Y tế giải quyết dứt điểm việc nợ lương, đảm bảo quyền lợi của cán bộ, viên chức, người lao động.

Liên quan đến việc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, thuộc Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam nợ lương của cán bộ, viên chức, người lao động, chiều ngày 12.1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu lãnh đạo Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam, lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh phối hợp ngay với các đơn vị liên quan của Bộ Y tế giải quyết dứt điểm việc nợ lương, đảm bảo quyền lợi của cán bộ, viên chức, người lao động theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 20.1.2022.

Sự việc cán bộ nhân viên y tế bị nợ lương suốt trong nhiều tháng ròng đã lên đến đỉnh điểm khi ngày 12.1, hàng chục nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã căng băng rôn yêu cầu trả lương. Nguyên nhân là suốt hơn 8 tháng qua, họ bị nợ 50% số lương cơ bản.

Theo nhiều nhân viên y tế của bệnh viện này, số tiền lương ít ỏi họ nhận hàng tháng không thể đủ cho họ trang trải cuộc sống, nhiều người đã phải bán hàng, bán rau quả sau giờ làm việc để có thêm thu nhập.

Y bác sĩ “xuống đường” đòi lương. Ảnh: Công Phạm
Y bác sĩ “xuống đường” đòi lương. Ảnh: Công Phạm

Trước đó, ngày 16.11, Báo Lao Động đã đăng tải bài viết "Bệnh viện nợ lương, bác sĩ phải đi bán rau, ship hàng" phản ánh nhiều cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Bộ Y tế), trong đó có những trường hợp tham gia tuyến đầu chống dịch, bị nợ 50% tiền lương đã nhiều tháng qua.

Để kiếm thêm thu nhập, nhiều người phải tranh thủ bán rau, ship hàng sau giờ làm để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

Sự việc sau khi đăng tải đã nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều diễn đàn, hội nhóm về ngành y tế trên mạng xã hội đã chia sẻ lại bài viết này, phía dưới là hàng nghìn bình luận của người dùng mạng xã hội. Trong đó, có những trường hợp là y, bác sĩ, nhân viên y tế của một số bệnh viện tự chủ, phòng khám tư. Họ tâm sự cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Chiều ngày 19.11, đã diễn ra buổi làm việc giữa đại diện Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, một số Vụ, Cục của Bộ Y tế, Ban lãnh đạo Học viện Y, dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện Tuệ Tĩnh nhằm tìm hướng tháo gỡ các vấn đề khó khăn đang diễn ra tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh.

Cuộc họp nêu ra nguyên nhân dẫn đến tình cảnh hiện tại của Bệnh viện Tuệ Tĩnh là do thực hiện cơ chế tự chủ nóng vội khi các điều kiện để tự chủ chưa chín muồi, trong bối cảnh ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Kết thúc cuộc họp, các bên liên quan đã đồng ý phương án là có văn bản kiến nghị tạm dừng cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, đồng thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ ngắn hạn đối với nhân viên ngành y tế nói chung và của Bệnh viện Tuệ Tĩnh nói riêng.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Ngoài nợ lương bác sĩ, BV Tuệ Tĩnh là "con nợ" của nhiều công ty thuốc

Thùy Linh - Sỹ Công |

ThS.DS Nguyễn Duy Thức, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: "Đến giờ phút này, bệnh viện không còn nguồn để trả tiền lương 50% tháng 11 cho cán bộ, nhân viên y tế và chúng tôi có thể hết tiền chi các hoạt động thường xuyên bất cứ lúc nào".

Nợ lương bác sĩ, máy móc xếp xó, BV Tuệ Tĩnh vẫn sắm loạt thiết bị tiền tỉ

Cường Ngô - Thuỳ Linh |

Bệnh viện Tuệ Tĩnh (trực thuộc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) mua sắm hàng loạt trang thiết bị y tế nhưng xếp xó, không sử dụng, đồng thời bệnh viện nợ lương cán bộ, y bác sĩ. Tuy nhiên, trong năm 2021, bệnh viện này tiếp tục phê duyệt kế hoạch mua sắm hàng loạt trang thiết bị mới, với giá trị lên tới hàng chục tỉ đồng.

BV Tuệ Tĩnh: Nhiều trang thiết bị y tế phủ bụi, "đắp chiếu" không sử dụng

Thùy Linh - Sỹ Công |

Trong khi hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế bị nợ lương, thì nhiều trang thiết bị, máy móc y tế đắt tiền của bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam) gần một năm qua chỉ được bật lên “chạy chay” cho đỡ hỏng. Thậm chí nhiều loại máy được mua về sau nhiều năm vẫn còn "đập hộp" mới nguyên, chưa một lần sử dụng.

Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam 3-1 U20 Bangladesh: Hiệp 2

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U20 Việt Nam và U20 Bangladesh tại vòng loại U20 châu Á 2025, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (27.9).

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

2 phút cướp ôtô rồi gây ra 6 vụ tai nạn khiến 7 người thương vong ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Cần Thơ - Sự việc xảy ra quá nhanh, quá trình cướp xe của đối tượng dương tính với ma túy chỉ diễn ra trong vòng 2 phút.

Tiền phạt quá tiền công, tài xế nói "quyết không chở nữa"

Tô Thế |

Nhận chuyển hàng cồng kềnh với hơn 100 nghìn đồng tiền cước. Tuy nhiên, nhiều tài xế bị CSGT Hà Nội phát hiện xử lý, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công.

Ngoài nợ lương bác sĩ, BV Tuệ Tĩnh là "con nợ" của nhiều công ty thuốc

Thùy Linh - Sỹ Công |

ThS.DS Nguyễn Duy Thức, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: "Đến giờ phút này, bệnh viện không còn nguồn để trả tiền lương 50% tháng 11 cho cán bộ, nhân viên y tế và chúng tôi có thể hết tiền chi các hoạt động thường xuyên bất cứ lúc nào".

Nợ lương bác sĩ, máy móc xếp xó, BV Tuệ Tĩnh vẫn sắm loạt thiết bị tiền tỉ

Cường Ngô - Thuỳ Linh |

Bệnh viện Tuệ Tĩnh (trực thuộc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) mua sắm hàng loạt trang thiết bị y tế nhưng xếp xó, không sử dụng, đồng thời bệnh viện nợ lương cán bộ, y bác sĩ. Tuy nhiên, trong năm 2021, bệnh viện này tiếp tục phê duyệt kế hoạch mua sắm hàng loạt trang thiết bị mới, với giá trị lên tới hàng chục tỉ đồng.

BV Tuệ Tĩnh: Nhiều trang thiết bị y tế phủ bụi, "đắp chiếu" không sử dụng

Thùy Linh - Sỹ Công |

Trong khi hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế bị nợ lương, thì nhiều trang thiết bị, máy móc y tế đắt tiền của bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam) gần một năm qua chỉ được bật lên “chạy chay” cho đỡ hỏng. Thậm chí nhiều loại máy được mua về sau nhiều năm vẫn còn "đập hộp" mới nguyên, chưa một lần sử dụng.