Khi chuyển COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B, thẩm quyền công bố dịch thay đổi

Thùy Linh |

Chiều 3.6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã thống nhất chuyển bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Điều này đồng nghĩa thẩm quyền công bố dịch thay đổi.

Thông tin về thẩm quyền công bố dịch, chiều 3.6, Bộ Y tế cho hay tại thời điểm COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A: Thực hiện Điểm c Khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm: “Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế”.

Căn cứ vào điểm này và tình hình dịch COVID-19, năm 2020 Bộ Y tế đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ công bố dịch COVID-19 trên phạm vi toàn quốc tại Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 1.4.2020.

Khi chuyển bệnh COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B: thực hiện theo Điểm a, b, Khoản 2, Điều 38 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế; Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi có từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố dịch.

Như vậy, dịch COVID-19 khi chuyển sang nhóm B không còn thuộc đối tượng công bố dịch của Thủ tướng Chính phủ; do đó Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 1.4.2020 không còn phù hợp. Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Quyết định công bố hết hiệu lực của Quyết định 447/QĐ-TTg.

Sau khi Quyết định công bố hết hiệu lực của Quyết định 447/QĐ-TTg được ban hành, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện việc đánh giá tình hình dịch tại địa phương và thực hiện các biện pháp đáp ứng chống dịch theo quy định.

Điều kiện công bố hết dịch COVID-19

Thực hiện theo Khoản 1, Điều 40, Mục 1, Chương IV của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Khoản 1, Điều 5 của Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28.1.2016 của Thủ tướng Chính phủ và Điều 1 của Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26.2.2020 của Thủ tướng Chính phủ, cần có 2 điều kiện là Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau 28 ngày; Đã thực hiện các biện pháp chống dịch quy định tại Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Thẩm quyền công bố hết dịch COVID-19

Thực hiện theo Khoản 2, Điều 40, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm: “Người có thẩm quyền công bố dịch có quyền công bố hết dịch theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền”.

Khi COVID-19 đang ở bệnh truyền nhiễm nhóm A:

Điểm c, Khoản 3, Điều 5 của Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28.1.2016 của Thủ tướng Chính phủ: “Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với trường hợp dịch mà Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch”.

Khi chuyển bệnh COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B:

Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của dịch COVID-19 để thực hiện việc công bố hết dịch theo quy định pháp luật hiện hành.

Do vậy, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc rà soát tình hình dịch bệnh, công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành; rà soát các văn bản, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương để bãi bỏ, sửa đổi theo thẩm quyền.

Trong hơn 3 năm qua để phòng, chống dịch COVID-19, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành, địa phương đã ban hành các văn bản để chỉ đạo hoạt động phòng, chống dịch.

Trong đó, có quy định nhiều biện pháp đặc thù chưa có tiền lệ nên khi chuyển nhóm bệnh COVID-19 sẽ kéo theo việc phải điều chỉnh đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch hiện đang được áp dụng cũng như các quy định liên quan đến chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống dịch, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh COVID-19,...

Ngày 3.5.2023, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố Chiến lược Chuẩn bị và Ứng phó với COVID-19 giai đoạn 2023-2025, ngay thời điểm đó, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025 và đang tổng hợp ý kiến, sớm ban hành Kế hoạch để tiếp tục duy trì, kiểm soát hiệu quả, quản lý bền vững dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu Quốc hội trăn trở khi thắng COVID-19 nhưng phải "thay tướng"

Nhóm PV |

Trong việc phòng chống dịch COVID-19, mặc dù chúng ta thu được rất nhiều thành quả, được thế giới ghi nhận nhưng Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TPHCM) bày tỏ băn khoăn "ngày xưa chiến thắng trở về, chúng ta mừng công, bây giờ chúng ta thay tướng".

Bộ trưởng kể chuyện ăn mì tôm, làm việc đến 2h sáng để chống dịch COVID-19

Nhóm PV |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc kể lại quá trình các thành viên Chính phủ trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh đã làm việc hết mình vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Trong đó, Thủ tướng thường xuyên chủ trì cuộc họp đến 2h sáng.

Đề nghị dừng sản xuất vaccine phòng ngừa COVID-19 tại Việt Nam

Nhóm PV |

GS Nguyễn Anh Trí (đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Nội) đề nghị ngừng nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng ngừa COVID-19 tại Việt Nam vì đã quá muộn để sản xuất loại vaccine này.

HLV Văn Thị Thanh: Chọn Thái Nguyên T&T vì câu nói của bầu Hiển

NHÓM PV |

Trong chương trình Góc nhìn thể thao số 184, huấn luyện viên Văn Thị Thanh chia sẻ về mối duyên với bầu Hiển và đội nữ Thái Nguyên T&T.

Mỹ chi hơn 22 tỉ USD cho hoạt động quân sự ở Trung Đông

Bùi Đức |

Các chuyên gia cho rằng Mỹ đã chi hơn 22 tỉ USD cho các hoạt động quân sự diễn ra ở khu vực Trung Đông kể từ khi cuộc chiến ở Dải Gaza bùng phát.

Hét giá cao, đất dịch vụ huyện Hoài Đức vắng người mua

Thu Giang |

Nhiều lô đất dịch vụ ở huyện Hoài Đức (Hà Nội) thời gian qua đang được hét giá từ 100-150 triệu đồng/m2 dù tỉ lệ giao dịch thành công vẫn nhỏ giọt.

Dự án bệnh viện hơn 8 năm bỏ hoang ở Bến Tre vẫn chờ để triển khai

Thành Nhân |

Đấu thầu lần 1 không lựa chọn được nhà thầu, Bến Tre đang thực hiện công tác đấu thầu lần 2, dự kiến đến cuối năm 2024 sẽ lựa chọn được nhà thầu để thực hiện dự án bệnh viện đa khoa.

Dân bức xúc chặn đường, ngăn xe tải ra vào mỏ ở Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Mỗi ngày có hàng trăm lượt xe tải trọng lớn ra vào mỏ khiến bụi bẩn bay mù mịt. Quá bức xúc, người dân đã kéo ra đường chặn không cho xe đi qua.

Đại biểu Quốc hội trăn trở khi thắng COVID-19 nhưng phải "thay tướng"

Nhóm PV |

Trong việc phòng chống dịch COVID-19, mặc dù chúng ta thu được rất nhiều thành quả, được thế giới ghi nhận nhưng Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TPHCM) bày tỏ băn khoăn "ngày xưa chiến thắng trở về, chúng ta mừng công, bây giờ chúng ta thay tướng".

Bộ trưởng kể chuyện ăn mì tôm, làm việc đến 2h sáng để chống dịch COVID-19

Nhóm PV |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc kể lại quá trình các thành viên Chính phủ trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh đã làm việc hết mình vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Trong đó, Thủ tướng thường xuyên chủ trì cuộc họp đến 2h sáng.

Đề nghị dừng sản xuất vaccine phòng ngừa COVID-19 tại Việt Nam

Nhóm PV |

GS Nguyễn Anh Trí (đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Nội) đề nghị ngừng nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng ngừa COVID-19 tại Việt Nam vì đã quá muộn để sản xuất loại vaccine này.