Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nên tiêm vaccine COVID-19 và chú ý gì?

PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Khoa Nội Hô hấp - Bệnh viện Trung ương quân đội 108 |

Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến - Khoa Nội Hô hấp-Bệnh viện Trung ương quân đội 108, người mắc bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính rất cần được tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, khi tiêm phòng cho những bệnh nhân này cũng cần một số lưu ý.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính có tăng nguy cơ mắc COVID-19?

Từ cuối năm 2019 đến nay, đại dịch toàn cầu do SARS-CoV-2 gây ra hết sức nguy hiểm và khiến nhiều trường hợp mắc cũng như tử vong trên toàn thế giới, đặc biệt là tỉ lệ tử vong cao đối với những người có các bệnh lý nền mạn tính. Càng nghiêm trọng hơn đối với các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Khi bệnh nhân đã có tổn thương thực thể không hồi phục ở cả nhu mô phổi và ở đường thở dẫn đến giảm chức năng hô hấp nếu mắc COVID-19 sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng này.

Mặt khác, bệnh lý này thường ở nhóm người cao tuổi, khả năng miễn dịch suy giảm và tắc nghẽn đường thở cũng làm cho virus dễ dàng xâm nhập gây tổn thương và bội nhiễm các vi khuẩn khác, tăng nguy cơ tử vong trên những đối tượng này.

Câu hỏi đặt ra là bệnh nhân mắc bệnh lý này có làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 không? Cho đến nay, theo các nghiên cứu trên thế giới, chưa có bằng chứng khoa học về bệnh nhân mắc bệnh này làm tăng tỉ lệ mắc. Tuy nhiên, các nghiên cứu khẳng định những bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỉ lệ nhập viện cũng như làm tăng rõ rệt tỉ lệ tử vong so với nhóm người không mắc.

Vì thế, đối với bệnh nhân mắc bệnh lý này càng phải thực hiện chiến lược “5K+Vaccine” một cách nghiêm túc nhất. Bệnh nhân phải duy trì các thuốc điều trị đều đặn tại nhà, khuyến cáo cơ sở điều trị cấp thuốc dài hạn hơn cho bệnh nhân để bệnh nhân có thuốc dùng hằng ngày theo hướng dẫn.

Bệnh nhân phải hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác nhằm tránh lây nhiễm COVID-19, kể cả việc tư vấn bác sĩ chuyên khoa hô hấp cũng nên tư vấn qua điện thoại, cũng hạn chế tối đa đến thăm khám tư vấn tại bệnh viện.

Trong đợt dịch bệnh COVID-19 các cơ sở y tế cũng nên giảm thiểu việc đo chức năng hô hấp cho bệnh nhân trừ khi phải đánh giá trước phẫu thuật. Trong khi dùng thuốc tại nhà nên thay thế thuốc dạng khí dung bằng các hộp thuốc dạng hộp xịt định liều hoặc dạng dạng bột khô nhằm giảm nguy cơ phát tán virus. Ngoài vấn đề dùng thuốc, bệnh nhân cần chú trọng chế độ dinh dưỡng và tập phục hồi chức năng hô hấp tại nhà theo hướng dẫn một cách đều đặn.

Tiêm vaccine COVID-19 rất cần cho người mắc bệnh lý này

Vaccine phòng COVID-19 là một “lá chắn” đối với dịch bệnh này. Vì vậy, người mắc bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính rất cần được tiêm vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên, khi tiêm phòng cho những bệnh nhân này cũng cần một số lưu ý.

Bệnh nhân này thường là ở nhóm người cao tuổi có 1 hoặc nhiều bệnh nền, phải được tiêm tại bệnh viện nơi có đủ khả năng cấp cứu.

Trước khi tiêm phòng cần duy trì điều trị kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh nhân phải ở giai đoạn ổn định (ngoài đợt cấp), không dùng Corticosteroid toàn thân trong vòng 10 đến 14 ngày.

Khi khám sàng lọc trước tiêm ngoài hỏi tiền sử dị ứng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp thì cần khám hô hấp. Bệnh nhân có chỉ định tiêm khi nhịp thở dưới 25 lần/ phút, SpO2> 94%.

Sau tiêm bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện ít nhất 30 phút và khi về nhà chú ý vẫn dùng các thuốc kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo hướng dẫn và theo dõi tình trạng khó thở cũng như dị ứng sau tiêm vaccine.

Nếu khó thở tăng, thở rít, nổi ban dát sẩn ngoài da… Cần báo ngay cho bác sĩ. Để giảm thiểu tương tác thuốc với vaccine cũng như làm giảm hiệu lực bảo vệ của vaccine thì bệnh nhân mắc bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính sau khi tiêm còn cần lưu ý tránh dùng thuốc nhóm corticosteroide đường toàn thân (dùng đường uống và đường tiêm) để điều trị bệnh.

PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Khoa Nội Hô hấp - Bệnh viện Trung ương quân đội 108
TIN LIÊN QUAN

Tiêm vaccine COVID-19 có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Linh Chi (Theo AP) |

Theo AP, nhiều nhà nghiên cứu đang bắt đầu nghiên cứu về mối liên hệ giữa vaccine COVID-19 và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào về việc vaccine COVID-19 ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Có cần thiết đo huyết áp sàng lọc trước khi tiêm vaccine COVID-19?

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi đồng I, TPHCM), không cần thiết đo huyết áp, đếm mạch cho những người bình thường, người không có tiền sử cao huyết áp trước khi tiêm vaccine COVID-19. Chỉ nên sàng lọc nhiệt độ trước khi tiêm, những người đang sốt không nên tiêm vaccine. Điều này sẽ làm hạn chế nguy cơ lây nhiễm, giảm thủ tục và đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Mắc bệnh tim mạch có nên tiêm vaccine COVID-19 không và cần chú ý những gì?

Bác sĩ Nguyễn Dũng, Khoa Nội Tim mạch, Viện Tim mạch, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 |

Những người có bệnh tim mạch đều nên tiêm vaccine COVID-19. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ phải nhập viện do nhiễm bệnh và giảm nguy cơ tử vong một khi mắc bệnh.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.