Người dân thờ ơ với tiêm vaccine COVID-19, chuyên gia nói gì?

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 và các bệnh có nguy cơ lây nhiễm khác vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Việc tiêm vaccine vẫn là lá chắn bảo vệ người dân khỏi lây nhiễm COVID-19, tránh nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh. 

Khả năng dư thừa vaccine COVID-19

Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, trong giai đoạn hiện nay, nhiều người dân không mặn mà với tiêm vaccine COVID-19. Nhiều địa phương muốn trả lại dẫn đến khả năng dư thừa vaccine COVID-19 do không kịp sử dụng trước khi hết hạn.

Công tác triển khai tiêm chủng ở địa phương gặp nhiều khó khăn do vẫn còn tình trạng người dân không đi tiêm chủng, không hưởng ứng tiêm chủng; nhiều gia đình chưa đồng thuận cho trẻ đi tiêm chủng, lo lắng trẻ bị tác dụng phụ.

Nhiều địa phương muốn trả lại vaccine do không vận động được người dân đi tiêm, trong khi rất ít địa phương có nhu cầu tiếp nhận thêm vaccine, vì vậy có thể xảy ra khả năng dư thừa vaccine do không kịp sử dụng trước khi hết hạn.

Tuy nhiên, các đối tượng như người lớn tuổi, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai dễ chuyển biến nặng và có nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19, do đó cần tuân thủ việc tiêm vaccine phòng COVID-19 đúng lịch, đủ liều theo các hướng dẫn, khuyến cáo của Bộ Y tế.

TS Đặng Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết: Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn khuyến cáo các nước triển khai tiêm vắc xin COVID-19. Trong đó, ưu tiên hoàn thành liều cơ bản đối ở nhóm từ 5 tuổi trở lên, và bao phủ trên diện rộng để đạt miễn dịch cộng đồng, phòng bệnh cho cá nhân và những người xung quanh.

Ngoài ra, WHO cũng khuyến cáo các quốc gia triển khai tiêm nhắc các liều tiếp theo dựa trên tình hình dịch bệnh. Hiện nay, Bộ Y tế chưa có hướng dẫn tiêm mũi nhắc lại lần 3 (mũi 5).

"Mặc dù nhiều người dân mong muốn tiêm mũi nhắc lại lần 3 (mũi 5), tuy nhiên theo thống kê, hiện nay mũi tiêm vaccine COVID-19 nhắc lại lần 1 (mũi 3) mới chỉ đạt 73% so với mũi 1. Trong khi đó, mũi 3 là mũi tiêm nhắc lại cho tất cả các đối tượng; mũi 4 khuyến cáo tiêm cho đối tượng có nguy cơ cao nhằm duy trì miễn dịch, phòng tránh nguy cơ chuyển nặng và tử vong.

Vì vậy, trong khi chờ hướng dẫn tiêm chủng tiếp theo của Bộ Y tế, người dân cần tiêm đủ liều và đúng lịch theo hướng dẫn hiện nay", bà Huyền khuyến cáo.

Chú trọng bảo vệ các đối tượng nguy cơ, tránh quá tải hệ thống y tế

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết tiêm vaccine phòng COVID-19 đã giúp Việt Nam chuyển từ giai đoạn Zero COVID-19 sang giai đoạn thích ứng an toàn hiệu quả, vừa kiểm soát dịch bệnh vừa phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, miễn dịch của vaccine COVID-19 không thật bền vững. Sau 4-6 tháng, miễn dịch giảm đi rất nhiều và cần tiêm nhắc lại. Lịch tiêm nhắc lại được khuyến cáo tiêm sau mũi cuối cùng đã tiêm khoảng 6 tháng.

"Như vậy, những người đã tiêm mũi vaccine cuối cùng cách đây 6 tháng có thể tiêm bổ sung. Vaccine không có hiệu quả cao trong việc giảm lây nhiễm mà chủ yếu là giảm triệu chứng nặng, giảm nhập viện và giảm tỉ lệ tử vong.

Vì vậy, hiện nay cần ưu tiên, chú trọng tiêm vaccine, có các biện pháp bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương là người già, người bệnh nền, phụ nữ có thai, người bị suy giảm miễn dịch. Những người này khi nhiễm dễ chuyển nặng, làm tăng số bệnh nhân cần điều trị tại cơ sở y tế, có thể dẫn đến quá tải hệ thống y tế và tăng tỉ lệ tử vong"- PGS Trần Đắc Phu cảnh báo.

Hiện theo các nghiên cứu đánh giá, vaccine hiện có vẫn còn tác dụng với biến chủng Omicron. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo Việt Nam cũng cần đánh giá hiệu quả miễn dịch của từng loại vắc xin, lịch tiêm chủng để có những hướng dẫn cụ thể trong thời gian tới. 

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Bộ Y tế yêu cầu giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm COVID-19

Thùy Linh |

Trước tình hình các loại dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tuân thủ nghiêm các biện pháp kiểm soát lây nhiễm COVID-19, các bệnh lây nhiễm khác.

Số ca mắc COVID-19 mới và nặng đều tăng

Thùy Linh |

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca mắc COVID-19 mới ghi nhận được trong ngày 4.5 trên cả nước là 2.233 ca, tăng 1.032 ca so với hôm qua. Hôm nay số bệnh nhân nặng cũng tăng 9 ca so với hôm qua (121 ca).

Bao phủ ngay vaccine COVID-19, vaccine tiêm chủng tránh nguy cơ dịch bệnh bùng phát

Thùy Linh |

Để phòng tránh nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh việc bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước COVID-19 như người già, trẻ em, người suy giảm miễn dịch, người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bảo hiểm bồi thường 945 triệu đồng vụ sạt lở vùi ôtô ở Cao Bằng

Lục Giang |

Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã triển khai các biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ khách hàng như khẩn trương giám định tổn thất, tạm ứng bồi thường cho khách hàng.

Ngó lơ cảnh báo, nhiều chủ phương tiện bị ngập gần hết xe

Thế Kỷ |

Một số đoạn đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn đang bị ngập sâu, lực lượng chức năng cảnh báo phương tiện hạn chế hoặc không đi vào.

Ukraina cạn kiệt tên lửa Storm Shadow

Cao Thảo |

Số lượng tên lửa Storm Shadow trong kho vũ khí của Ukraina đang ở mức tương đối thấp.

23 tàu du lịch vẫn ngâm nước biển vì khó tìm thợ trục vớt

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Bão Yagi nhấn chìm 27 tàu du lịch, trong đó có 25 tàu tham quan, 2 tàu lưu trú. Hầu hết các tàu hiện vẫn ngâm trong nước biển vì khó tìm thợ trục vớt.

Cựu Bí thư tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến nhận hối lộ 4 tỉ

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Nhân Chiến - cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh bị cáo buộc tạo điều kiện cho Công ty AIC và được bà chủ doanh nghiệp này cảm ơn nhiều tỉ đồng.