Tài năng nhí đang bị “vét cạn”?

Huyền Minh |

Trong khi hàng loạt tên tuổi đình đám vẫn đang “nhẵn mặt” trên sóng truyền hình thì một làn sóng mới đã được khơi dậy, tạo nên không ít thành công cho các show truyền hình giải trí. Đó chính là những “siêu nhí” tài năng. Khai thác mọi góc cạnh của lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ, các game show truyền hình dành cho lứa tuổi nhí giờ đã trở thành món hời và đang càn quét cạn dần những gương mặt nhí có tài năng thiên bẩm.

Chương trình Thử tài siêu nhí.
Chương trình Thử tài siêu nhí.

Chương trình “nhí” mà không “nhí”

Thực ra, chương trình truyền hình dành cho các em thiếu nhi không phải là cái gì mới mẻ. Các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương đều chia khung giờ cố định các ngày trong tuần để chiếu những chương trình có nội dung đặc thù dành cho các bé, từ mẫu giáo cho đến hết cấp 2. Nếu như trước đây, các chương trình thiếu nhi như thế chỉ dừng ở 2 dạng chung nhất là âm nhạc và giải trí kết hợp khoa giáo, ví như: Những bông hoa nhỏ, Vườn âm nhạc, Ngày xửa ngày xưa... Thì giờ đây, chương trình dành cho lứa tuổi thiếu nhi đã có những khung giờ chiếu rất khác biệt: 20h hoặc 21h vào các ngày cuối tuần. Tại sao lại có sự dịch chuyển lớn như vậy?

Cùng với nhu cầu khán giả ngày một khác đi, thị phần chia sẻ quá nhiều, nhà sản xuất các chương trình truyền hình thực tế buộc phải đi tìm “nguồn cung” mới, hấp dẫn, mới lạ hơn. Có thể kể đến cái tên thành công và hoàn toàn thuộc phiên bản Việt - Đồ Rê Mí - một sân chơi âm nhạc dành cho các bé thiếu nhi thực sự. Tuy nhiên, khi cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn, các chương trình lấy tài năng nhí bắt đầu phục vụ nhiều đối tượng khán giả chứ không chỉ còn là các em học sinh, các bé ở lứa tuổi mẫu giáo. Từ Giọng hát Việt nhí, Thần tượng âm nhạc nhí, đến Thử tài siêu nhí... đều có khung giờ phát sóng hơi trễ hơn so với nếp sinh hoạt học hành, ngủ nghỉ của các em.

Đa phần các định dạng chương trình dành cho tài năng nhí hiện nay đều được mua từ nước ngoài về. Thêm vào đó, yếu tố dựng kịch bản đã làm cho các chương trình mất đi tính dễ thương, trong sáng mà là những từ ngữ “đao to búa lớn”, như kiểu tài năng, ngôi sao, ước mơ, sự nghiệp, đam mê... Như vậy thì làm sao có thể gọi đó là chương trình dành cho lứa tuổi nhí? Khi xem một chương trình như thế, liệu các bé có đủ sức hiểu thế nào là một tài năng, sự huấn luyện của các huấn luyện viên cho các em bài học như thế nào? Hãy chỉ nên dừng ở tính giải trí thuần túy để mang lại các chương trình nhẹ nhàng, trong sáng đúng lứa tuổi, không nhào nặn nên những con người “già trước tuổi”, làm mất đi sự thanh sáng trong suy nghĩ của các em về một niềm yêu thích năng khiếu nào đó.

Cũng có vài chương trình tự nhận thấy phải có hướng đi phù hợp, nếu không sẽ chịu sự đào thải trước sự nhận thức của các bậc phụ huynh, đó là sự “già hóa” trong lối dàn dựng quá đà và quá sức các em nhỏ. Có thể kể đến chương trình Người hùng tí hon mùa thứ 2 với khung giờ khá “nguy hiểm” là 19h thứ 7 hàng tuần. Tuy nhiên, xét về khía cạnh nào đó, chính khung giờ này mới thực sự phản ánh được định hướng đối tượng khán giả - đó chính là các em nhỏ.

Liệu những cuộc tranh giành thị phần của các chương trình tài năng nhí như thế có tạo ra những tài năng thực sự hay chỉ thêu dệt những điều ảo tưởng cho lứa tuổi đang cần giữ gìn sự trong sáng?

Chương trình Đồ rê mí.
Chương trình Đồ rê mí.

Đừng tạo thêm tài năng “sớm nở tối tàn”

Sự xoay vòng tái sản xuất không đâu nhanh bằng các chương trình thi tài năng trên truyền hình tại Việt Nam. Tầm 3 - 6 tháng, khán giả truyền hình lại được thấy mùa tuyển sinh mới (kéo dài trong khoảng 2-3 tháng). Tài năng nhí cũng không ngoại lệ. Dù ở nhiều hình thức khác nhau, thi hát, thi nhảy múa, tài năng đặc biệt..., nhưng các em nhỏ cũng đang bị “cào vét” một cách triệt để. Nhà sản xuất thi nhau đi tìm ở các trung tâm, các trường năng khiếu, nhà thiếu thi dọc khắp mọi miền đất nước những em nhỏ tài năng nhất, “độc đáo” nhất để phục vụ cho chương trình của mình. Các em hồn nhiên đến thi, nhưng đằng sau đó là những mặt trái mà bản thân các em không thể nào nhận thức hết được.

Mỗi quán quân cũng chỉ tồn tại trong đời sống của khán giả vài tháng, đến một năm là cùng. Chỉ vài trường hợp cá biệt mới tạo thành hiện tượng trong thời gian dài, có thể kể đến như: Phương Mỹ Chi, Ku Tin... Tuy nhiên, hình ảnh các bé dấn thân vào showbiz quá sớm, những cuộc chạy show và trình diễn liên tục khiến chúng ta tự hỏi rằng, những em nhỏ có năng khiếu đó đang lao mình vào showbiz để tìm kiếm điều gì? Sự nghiệp chăng? Rõ ràng, các em vẫn còn tuổi đi học chưa có khái niệm ấy. Công chúng ư? Các em hoàn toàn tự nhiên, trong sáng thì làm sao hiểu hết được những mong muốn của dư luận và thị trường. Và cuối cùng, danh lợi, các em hưởng lợi gì từ những đêm chạy show? Hàng loạt những vấn đề mà chúng ta đang tự hỏi trong khi vẫn có quá nhiều chương trình tìm kiếm tài năng nhí đang diễn ra?

Vui chơi, giải trí thôi, đó cũng là tiêu chí của không ít các chương trình. Nhưng trong suốt quá trình lên sóng, khán giả dường như đang nhìn thấy những “thần đồng” được nhào nặn qua mỗi tập phát sóng bằng thứ ngôn từ hoa mỹ, lạ lẫm so với tuổi thơ. Các “thần đồng” ấy đôi khi chỉ tỏa sáng trên hình, trong các thước phim, chứ hoàn toàn nó không tồn tại trong cuộc sống của các bé. Có thể vài em hát hay, trí nhớ tốt hơn các em đồng lứa tuổi..., nhưng không có nghĩa các em là những tài năng xuất chúng. Đa phần các chương trình giải trí hiện nay đã đẩy quá mức tài năng của các em nhỏ. Để rồi tất cả trở thành hiện tượng để người lớn bàn tán, trầm trồ hơn là giúp các em có điều kiện phát triển năng khiếu theo thiên hướng tự nhiên nhất.

Sự phũ phàng của showbiz, tính thay đổi và mau quên cũng sớm ngấm vào đôi mắt trẻ thơ sau mỗi mùa giải, khi khán giả tung hô một cái tên tới. Giờ đây, ngay lúc này, Hồ Văn Cường đang là một hiện tượng của Thần tượng âm nhạc nhí, nhưng chỉ vài tháng nữa thôi, cái tên ấy rất dễ trôi vào lãng quên và không ai còn nhớ cậu bé hát đám cưới, thay vào đó là cuộc chạy đua cho một gương mặt mới được cho là tài năng mới. Hay những em nhí như Ku Tin của Người hùng tí hon ngày nào cũng không còn là cơn sốt nữa khi có những cái tên khác như Tin Tin, bé Mít, bé Ổi... thay thế. Phải chăng, chính các chương trình truyền hình thực tế hiện nay đang tạo ra hàng loạt các ngôi sao nhí “sớm nở tối tàn”. Các em không phải là “thần đồng” hay một tài năng lớn mà đơn giản là các em có chút năng khiếu, trong sáng và bước vào một “cuộc chơi” của những người trưởng thành. Đừng “vét cạn” tài năng nhí, đừng khoác cho các em những chiếc “áo rộng” và “vương miện” vì các em vẫn chỉ là những đứa trẻ yêu thích năng khiếu mà thôi!

Huyền Minh
TIN LIÊN QUAN

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.