5 vật liệu phổ biến giúp thiết kế bàn ghế ngoài trời bền đẹp

Trang Thiều |

Dưới đây là những vật liệu phổ biến nhất phù hợp với mục đích thiết kế bàn ghế ngoài trời.

Vật liệu gỗ tếch

Trên thực tế, chúng ta không thể phủ nhận gỗ tếch là loại gỗ tốt nhất để thiết kế đồ dùng ngoại thất. Vì thuộc loại gỗ cứng nên bề mặt gỗ tếch rất cứng, cho bàn ghế độ bền cao. Bên cạnh việc đảm bảo tính thẩm mỹ, bàn ghế làm từ gỗ tếch còn có khả năng chống chịu được gió lớn, nước, tia UV.

Bàn ghế vật liệu gỗ tếch. (Đồ họa: Trang Thiều)
Bàn ghế vật liệu gỗ tếch. (Đồ họa: Trang Thiều)

Tuy nhiên, gỗ tếch đòi hỏi bảo quản đúng cách để không bị ngấm quá nhiều nước, bởi nó có thể hút ẩm dẫn đến mục, mốc.

Vật liệu gỗ tự nhiên

Bàn ghế vật liệu gỗ tự nhiên. (Đồ họa: Trang Thiều)
Bàn ghế vật liệu gỗ tự nhiên. (Đồ họa: Trang Thiều)

Gỗ tự nhiên mang đến sự vững chắc, bền bỉ và vẻ đẹp tự nhiên gần gũi cho không gian ngoại thất. Tuy nhiên, sản phẩm bàn ghế gỗ chất lượng sẽ có giá cả tương đối cao, ngoài ra nếu đặt chúng ở ngoài trời thì chúng ta phải thường xuyên bảo dưỡng nếu không muốn chúng bị hư hại vì tác động của thời tiết.

Vật liệu thép không gỉ

Thép không gỉ là hợp kim sắt và crom, bổ sung thêm một lượng nhỏ carbon giúp tăng độ cứng và tăng khả năng chống ăn mòn. Thép không gỉ có ưu điểm là bền, đẹp và hiện đại, phù hợp với không gian ngoại thất.

Bàn ghế vật liệu thép không gỉ. (Đồ họa: Trang Thiều)
Bàn ghế vật liệu thép không gỉ. (Đồ họa: Trang Thiều)

Tuy thép không gỉ có giá thành đắt đỏ nhưng có thể chống chọi mọi thứ từ gió to, mưa lớn hay nhiệt độ cao. Ngoài ra, nếu yêu thích vẻ đẹp hiện đại, sạch sẽ thì thép không gỉ là lựa chọn tuyệt vời.

Vật liệu nhôm, inox

Bàn ghế vật liệu nhôm. (Đồ họa: Trang Thiều)
Bàn ghế vật liệu nhôm. (Đồ họa: Trang Thiều)

Những món đồ ngoại thất làm từ nhôm luôn bền bỉ và chống chọi lại mọi yếu tố thời tiết, đặc biệt không tốn quá nhiều thời gian bảo quản. Bên cạnh đó, giá thành chất liệu nhôm, inox thường rẻ hơn các vật liệu khác và có mẫu mã khá đa dạng. Tuy nhiên, nhôm rỗng thường nhẹ nên không thể sử dụng ở những nơi có gió to.

Vật liệu gỗ nhựa

Bàn ghế gỗ nhựa được cấu tạo bằng 2 phần đó là: phần khung xương được làm từ gang, sắt hoặc thép và phần bề mặt được cấu tạo từ gỗ nhựa. Sản phẩm này có độ bền cao, có khả năng chống cong vênh, mối mọt và điều kiện thời tiết bất lợi.

Bàn ghế vật liệu gỗ nhựa. (Đồ họa: Trang Thiều)
Bàn ghế vật liệu gỗ nhựa. (Đồ họa: Trang Thiều)

Giá thành bàn ghế gỗ nhựa rất phải chăng, phù hợp với mức thu nhập chung và thường được sử dụng ở các khu vực như vườn, sân thượng, công viên, khuôn viên...

Trang Thiều
TIN LIÊN QUAN

4 loại sàn gỗ ngoài trời tốt nhất cho không gian ngoại thất

Phương Duy |

Sử dụng sàn gỗ ngoài trời cho không gian ngoại thất đang là xu hướng rất được ưa chuộng trong xây dựng và kiến trúc.

Một số lưu ý khi lắp đặt mái che ngoài trời

Kim Nhung |

Không chỉ mang tính ứng dụng cao bởi khả năng che mưa che nắng, mái che ngoài trời còn mang lại tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.

Nhu cầu sử dụng bàn ghế thanh lý đang là xu hướng hiện nay

Phan Yến |

Ngoài việc đầu tư vào các dòng nội thất mới thì xu hướng sử dụng bàn ghế thanh lý đang nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.

4 đặc tính cần có của lãnh đạo thời chuyển đổi số

Hà Anh |

Sáng 4.10, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - trao đổi chuyên đề “Bàn về lãnh đạo thời chuyển đổi số”.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Thị trường bất động sản vẫn kém sắc

Bảo Chương |

TPHCM - Nguồn cung căn hộ ở mức thấp, thanh khoản yếu khiến thị trường bất động sản đang trong trạng thái kém sôi động.

Sai phạm của cựu Thư ký Thứ trưởng vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Cơ quan điều tra chỉ ra sai phạm của Phạm Trung Kiên - cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế - ở giai đoạn 2 vụ chuyến bay giải cứu nhưng không xử lý ở lần này.