Bất động sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam

Phan Anh |

Theo đề công bố của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quy mô ngành bất động sản của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 có thể lên đến 22% so với tổng tài sản toàn nền kinh tế.
Chiều 5.1, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm công bố kết quả nghiên cứu đề tài khoa học: “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam - vai trò và khuyến nghị chính sách“. Ảnh: Phan Anh
Chiều 5.1, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm công bố kết quả nghiên cứu đề tài khoa học: “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam - vai trò và khuyến nghị chính sách“. Ảnh: Phan Anh

Quy mô ngành bất động sản ngày càng tăng

Theo nhóm nghiên cứu đề tài khoa học này, quy mô tài sản bất động sản của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 có thể lên đến 22% so với tổng tài sản toàn nền kinh tế.

Cụ thể, năm 2020, tỷ trọng bất động sản so với tổng tài sản toàn nền kinh tế chiếm 20,8% (205,26 tỉ USD/986,82 tỉ USD); năm 2025 sẽ là 21,2% (462,7 tỉ USD/2183,09 tỉ USD) và đến năm 2030 là 22% (1232,29 tỉ USD/5601,31 tỉ USD).

Về giá trị tăng thêm của các ngành bất động sản giai đoạn 2020, 2025 và 2030, đề tài dự báo năm 2020, giá trị tăng thêm của các ngành bất động sản ước đạt 484,9 nghìn tỉ đồng (20,89 tỉ USD), chiếm 7,70 % GDP.

Đến năm 2025 giá trị ngành này ước đạt 1.249,8 nghìn tỉ đồng (53,84 tỉ USD), chiếm 9,72% GDP; năm 2030 ước đạt 3.428,7 nghìn tỉ đồng (147,71 tỉ USD), chiếm 13,6% GDP.

Nhóm nghiên cứu tính toán, theo nghĩa mở rộng và ISIC, đóng góp của thị trường bất động sản trong GDP năm 2019 là 7,62%, cao hơn mức Tổng cục Thống kê công bố là 4,51%.

Có thể thấy, chưa kể đến bất động sản gián tiếp trong ngành xây dựng thì phần trăm đóng góp của bất động sản cũng khoảng 10,49% GDP (năm 2019).

Nếu tính thêm nhân tố vốn là đất, đóng góp của bất động sản (gồm bất động sản mở rộng + bất động sản theo ISIC năm 2019) chiếm tới 13,6% GDP.

Tác động tích cực đến nhiều ngành kinh tế

Nếu tính thêm nhân tố vốn là đất, đóng góp của bất động sản (gồm bất động sản mở rộng + bất động sản theo ISIC năm 2019) chiếm tới 13,6% GDP.
Tỷ trọng bất động sản đóng góp vào tổng giá trị tăng thêm của khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 14,88%. Ảnh minh họa: Phan Anh

Đóng góp thông qua khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành kinh tế quan trọng khác của nền kinh tế, nhất là những ngành liên quan trực tiếp như xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, lưu trú – ăn uống và tài chính – ngân hàng... đề tài đã chỉ ra rằng:

Khi nhu cầu sử dụng cuối cùng (final demand) của ngành bất động sản mở rộng tăng 1 tỉ đồng sẽ kích thích giá trị sản xuất của các ngành còn lại là 0,772 tỉ đồng và lan tỏa tới giá trị tăng thêm là 0,191 tỉ đồng; ngành kinh doanh bất động sản theo ISIC tăng 1 tỉ đồng cho nhu cầu cuối cùng sẽ kích thích lan tỏa đến giá trị sản xuất 0,402 tỉ đồng và 0,12 tỉ đồng đến giá trị tăng thêm.

Đặc biệt, năng suất lao động của ngành bất động sản theo ISIC cao hơn năng suất lao động chung của nền kinh tế khoảng 10 lần (theo khảo sát của GSO).

Đáng lưu ý, theo nghiên cứu này chỉ ra trong trường hợp giá trị sản xuất của nhóm ngành bất động sản thay đổi giảm 10% sẽ kéo theo GDP giảm 1,247%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu ảnh hưởng mạnh nhất, giảm tới 0,861%, tiếp theo đó là các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giảm 0,366%); Du lịch (giảm 0,352%); Dịch vụ khác (giảm 0,348%)…

Bên cạnh đó, ngành bất động sản cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thu hút, gia tăng lao động.

Phan Anh
TIN LIÊN QUAN

Bất động sản 2021: Nguồn cung khan hiếm, dòng tiền nhà đầu tư đổ về đâu?

Đỗ Huyền |

Nguồn cung bất động sản năm 2020 bị giảm kéo theo thị trường 3 năm tiếp theo sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm khiến giá bất động sản tăng. Tuy nhiên, theo đánh giá từ giới chuyên gia, Bất động sản vẫn tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn và ổn định trong năm 2021.

Thành phố Thủ Đức làm nóng thị trường bất động sản khu Đông TPHCM

hữu huy |

Năm 2020, thị trường bất động sản TPHCM chịu nhiều tác động tiêu cực do dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, thông tin về các dự án hạ tầng đô thị hóa và đặc biệt là sự thành lập Thành phố Thủ Đức đã khiến thị trường bất động sản khu đông TPHCM trở nên sôi động, góp phần tạo đà phục hồi, tăng trưởng cho thị trường bất động sản từ nay đến Tết Âm lịch Tân Sửu và cả năm 2021.

Bất động sản phía Tây: “Khẩu vị đắt giá” của giới nhà giàu Hà Thành

Thảo Hà |

Bất động sản phía Tây Hà Nội đã “nóng” suốt hơn một thập kỷ qua và hứa hẹn tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Không thể phủ nhận, giới nhà giàu Hà Thành “đóng góp” công sức lớn để duy trì “sức nóng” cho bất động sản phía Tây.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.