Bất động sản 2021: Nguồn cung khan hiếm, dòng tiền nhà đầu tư đổ về đâu?

Đỗ Huyền |

Nguồn cung bất động sản năm 2020 bị giảm kéo theo thị trường 3 năm tiếp theo sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm khiến giá bất động sản tăng. Tuy nhiên, theo đánh giá từ giới chuyên gia, Bất động sản vẫn tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn và ổn định trong năm 2021.

Công tác rà soát dự án kéo dài trong 2 năm vừa qua đã tác động lớn đến thị trường bất động sản, đặc biệt là tình trạng thiếu nguồn cung tại hai thị trường lớn là TP.HCM và Hà Nội.

Trong khi giá nhà đất tại TP. HCM tăng vọt và tỷ lệ hấp thụ luôn ở mức cao do các dự án đô thị và nhà ở tại địa phương đã được phê duyệt chủ trương đầu tư từ giai đoạn trước gặp nhiều khó khăn ở các khâu triển khai chi tiết thì tại Hà Nội gần như không có dự án mới nào được phê duyệt đầu tư. Các sản phẩm từ giai đoạn trước chỉ cung cấp khoảng 2.000 sản phẩm/quý. Điều này không đáp ứng đủ như cầu cho một thành phố lớn với gần mười triệu dân.

Chia sẻ tại mội hội thảo gần đây, GS.TS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho rằng, nguồn cung trong năm 2020 giảm dẫn tới thị trường bất động sản 3 năm tới sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm làm giá nhà tăng cao.

Đặc biệt, do tác động của dịch bệnh, hoạt động khai thác kinh doanh không hiệu quả, kinh tế suy giảm khiến các nhà đầu tư chọn bất động sản là nơi ‘đổ tiền’ với hi vọng có thể sinh lời nhanh và bền vững. Các dự án bất động có nguồn cung ổn định, pháp lý rõ ràng đang thu hút lượng quan tâm lớn.
Công viên Thiên Văn học và Aeon Mall Hà Đông là một trong những mắt xích quan trọng tạo nên sự bùng nổ về hệ thống tiện ích tại khu vực phía Tây. Ảnh: NC
Công viên Thiên Văn học và Aeon Mall Hà Đông là một trong những mắt xích quan trọng tạo nên sự bùng nổ về hệ thống tiện ích tại khu vực phía Tây. Ảnh: NC

Thực tế, các dự án phía Tây Hà Nội thu hút được lượng lớn cư dân có nguồn tài chính dồi dào chuyển về sinh sống, qua đó góp phần nâng tầm giá trị cho khu vực. Nơi đây đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về giá trị thực và giá trị mềm, trở thành điểm đến của dòng tiền đầu tư bền vững và kênh đầu tư ưa chuộng của giới địa ốc.

Hiếm có nơi nào tại Hà Nội được hưởng ưu thế thuận lợi trong lưu thông như khu vực phía Tây. Hệ thống giao thông huyết mạch như: Lê Văn Lương - Tố Hữu, Lê Văn Lương – Hoàng Đạo Thúy, Lê Quang Đạo mở rộng, Đại lộ Thăng Long, Tố Hữu – Quang Trung… Cùng với đó là tiện ích giao thông công cộng như hệ thống xe buýt nhanh BRT, đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông…

Không chỉ có hạ tầng giao thông phát triển, khu vực Tây Hà Nội còn "hội tụ" nhiều dịch vụ - tiện ích phục vụ nhu cầu cuộc sống như hệ thống trường học đào tạo từ cấp mầm non cho đến tiểu học, trung học và đại học, bệnh viện, siêu thị, khu vui chơi… ngày càng phát triển và mở rộng. Đặc biệt, trung tâm mua sắm Aeon Mall tại Hà Đông và Công viên Thiên Văn học rộng 12ha đầu tiên tại Việt Nam là một trong những mắt xích quan trọng tạo nên sự bùng nổ về hệ thống tiện ích tại khu vực phía Tây này.

Theo chia sẻ của một đại diện đơn vị phân phối dự án tại khu vực phía Tây, trong 2 tháng trở lại đây, khách hàng tìm hiểu về khu đô thị Dương Nội tăng đột biến. So với cùng kỳ năm 2020, lượng khách tăng khoảng 50%.

Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã phủ bóng đen lên thị trường. Tuy nhiên, trong kinh doanh bất động sản, luôn có một quy luật đó là sau khó khăn, thị trường lại khởi sắc. Vì vậy, nhà đầu tư thông minh sẽ chọn đúng điểm rơi, đón đầu sóng thị trường.

Thị trường BĐS 2021 dự đoán có nhiều ‘điểm sáng’ nhờ Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Nghị định số 25 được ban hành tháng 2.2020 quy định, giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu sẽ được triển khai ngay sau khi hoàn thành bồi thường; Nghị định số 41 gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền; Thông tư 21 của Bộ Xây dựng quy định diện tích tối thiểu căn hộ chung cư không nhỏ hơn 25m2 bắt đầu có hiệu lực; Nghị quyết 164 tháo gỡ pháp lý cho các dự án bất động sản. Đặc biệt, khi nghị định 148 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai có hiệu lực từ 8.2.2021 với nội dung quan trọng về việc giải cứu hàng nghìn dự án có đất xen kẹt được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ nút thắt thiếu hụt nguồn cung, "thổi làn gió mới" vào thị trường bất động sản.

Đỗ Huyền
TIN LIÊN QUAN

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.