Chuyên gia hiến kế đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội

Thạch Lam |

Nhu cầu về nhà ở xã hội của người dân ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đủ nguồn cung để đáp ứng. Nhà ở xã hội chưa thể phát triển do gặp nhiều vướng mắc nhưng chưa thể có giải pháp hợp lý. Đặc biệt, là cách phát triển nhà ở xã hội theo cơ chế bao cấp để lại nhiều hệ luỵ cho tương lai.

Nhà ở xã hội - cung chưa đủ cầu

Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - chỉ số giá nhà ở trung bình trên thu nhập trung bình của người dân ở nước ta quá cao. Trung bình toàn xã hội là 25, trong khi ở các nước công nghiệp ở nơi khác chỉ khoảng từ 2 - 4.

“Ví dụ người lao động tiết kiệm được 25% lương để mua nhà, sau 4 năm tiết kiệm được 1 năm lương. Chỉ số trung bình toàn xã hội là 25 thì sau 100 năm người lao động mới mua được nhà. Giải pháp căn cơ nhất là có chính sách giúp lương người lao động tăng cao. Đồng thời có chính sách thuế phù hợp để kéo giá nhà ở thấp xuống” - GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho hay.

GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng, cách giải quyết nhà ở xã hội ở ta chủ yếu dựa vào cơ chế bao cấp: Nhà nước bao cấp về đất, tín dụng, xác định người được thụ hưởng nhà ở và chế độ quản lý nhà ở. Từ cơ chế bao cấp dẫn đến nhiều hệ lụy. Người dân muốn nhận được ưu đãi của Nhà nước để mua nhà, nhưng lại không muốn bị bó buộc trong những khuôn khổ chật hẹp về giao dịch mua bán nhà khi cần thay đổi. Chế độ giao đất không thu tiền cho các dự án nhà ở xã hội có thể là một trong những nguyên nhân khiến các địa phương chỉ muốn giao đất ở những khu vực xa xôi. Việc trông chờ vào tín dụng ưu đãi gần như “vô vọng” vì đó là nguồn vốn các ngân hàng thương mại nhận tiền gửi rồi cho vay, thế nên ngân hàng không thể cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi.

Ngoài ra, sự chênh lệch giá quá cao giữa phân khúc nhà cao cấp và phân khúc nhà ở xã hội là một trở ngại rất lớn cho phát triển nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội nhận được "một phần bao cấp" của Nhà nước để có giá thấp, nhưng rồi vài năm sau, giá lại tăng dần và trở thành nhà ở giá trung bình. Người có thu nhập thấp chỉ có cách tìm mua nhà ở xã hội mới xây dựng.

Tư duy mới để phát triển nhà ở xã hội

Để khôi phục thị trường bất động sản Quốc hội đang xây dựng nhiều luật sửa đổi liên quan đến phát triển thị trường bất động sản. Theo ThS Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản - bên cạnh điểm mới về bố trí quỹ đất, chính sách phát triển nhà ở xã hội trong dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) vẫn tồn tại một số vấn đề cần phải bàn luận.

Hai vấn đề chính quyết định sự phát triển nhà ở xã hội: Quỹ đất và nguồn vốn ưu đãi. Nếu nguồn vốn vay tín dụng phần nào giải quyết thông qua gói 120.000 tỉ đồng thì vấn đề quỹ đất nhà ở xã hội chỉ có thể được giải quyết thông qua sửa đổi Luật Nhà ở. Quỹ đất sạch, có kết nối hạ tầng chính là “điểm nghẽn” lớn nhất trong thực thi chính sách phát triển nhà ở xã hội hiện nay.

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã tháo gỡ theo hướng giao trách nhiệm bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội cho chính quyền địa phương. Từ đó, các địa phương sẽ căn cứ nhu cầu thực tế về nhà ở xã hội của người dân để chủ động bố trí quỹ đất. Quỹ đất phát triển nhà ở xã hội không chỉ “nằm trên giấy” mà các địa phương có trách nhiệm căn cứ nhu cầu thực tế về nhà ở xã hội của người dân để chủ động bố trí quỹ đất.

Tuy nhiên, theo ThS Nguyễn Văn Đỉnh tại Điều 79 dự thảo luật đã quy định nhà ở xã hội phải là nhà chung cư, được xây dựng theo kiểu khép kín. Đây là nội dung cần cân nhắc hết sức thận trọng bởi tại rất nhiều khu vực như nông thôn, miền núi… người dân chưa có thói quen ở chung cư.

Thạch Lam
TIN LIÊN QUAN

Cư dân nhà ở xã hội lo lắng trước nguy cơ bị cắt điện

Quế Chi - Lương Hạnh |

Vướng mắc trong việc kí hợp đồng với điện lực khiến người dân chung cư CT4 - Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội (là khu nhà ở xã hội) có nguy cơ bị cắt điện chiếu sáng, thang máy và tại các khu vực công cộng, ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cư dân nơi đây.

Nhiều vướng mắc với quỹ đất 20% dành xây nhà ở xã hội

ANH HUY |

Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) đang ách tắc ở nhiều khâu, trong đó có khâu lập quy hoạch, phê duyệt dự án BĐS, Nghị định 35/2023/NĐ-CP ra đời đã tháo gỡ được một số nút thắt. Mặc dù vậy, vấn đề xác định quỹ đất 20% dành cho xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) trong dự án thương mại và ngược lại vẫn còn sự bó buộc.

Nhà ở xã hội cho người lao động đang trở thành vấn đề cấp bách

Quế Chi |

Sáng 7.7, Đoàn công tác của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khảo sát thực tiễn thi hành Luật Nhà ở tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến về quy định trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn.

Arsenal giành 3 điểm trên sân Tottenham

Nhóm PV |

Bàn thắng duy nhất của Gabriel giúp Arsenal thắng trên sân Tottenham ở vòng 4 Premier League tối 15.9.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN động viên, hỗ trợ người lao động tại Tuyên Quang

Lam Thanh |

Sáng 15.9, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại Tuyên Quang.

Tin 20h: Có gì bên trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu?

NHÓM PV |

Tin 20h: Cảnh sát cơ động cõng đồ tiếp tế, vượt núi vào vùng sạt lở; Không phát hiện thi thể trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu...

Ngang nhiên rào tôn chắn cửa sổ nhà dân giữa Hà Nội

Minh Hạnh |

Hà Nội - Một nhóm người tự ý rào tôn chắn cửa sổ nhà dân, khiến căn nhà bị thiếu ánh sáng, thiếu không khí, và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, khó cứu nạn, cứu hộ.

Cơn bão mạnh nhất 75 năm sắp đổ bộ Thượng Hải, Trung Quốc

Song Minh |

Bão Bebinca có thể trở thành một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc kể từ năm 1949.