Điểm nghẽn dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam

Hoàng Bin |

Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là chủ trương nhân văn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết về nhà ở của người có thu nhập thấp, người nghèo. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, đề án này tại Quảng Nam gần như “giậm chân tại chỗ”.

Nhu cầu cao nhưng dân khó tiếp cận

Đầu năm 2022, ông Nguyễn Mận, 46 tuổi, trú xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn làm đơn xin nhà ở xã hội (NƠXH) gửi đến UBND tỉnh Quảng Nam. Thời điểm làm đơn, ông Mận là hộ cận nghèo, đang ở trong nhà cấp 4 xuống cấp, xập xệ, nuôi mẹ già ngoài 80 tuổi nên mong muốn được chính quyền tạo điều kiện cho ông được mua/tặng, cho NƠXH để phụng dưỡng mẹ già.

Đơn của ông Mận sau đó được UBND tỉnh chuyển cho Sở LĐTBXH phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan kiểm tra, xác minh, giải quyết và báo cáo kết quả với UBND tỉnh.

“Sau hơn 2 năm gửi đơn, kèm hồ sơ liên quan để các cơ quan có thẩm quyền thẩm định gia đình thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách NƠXH (chưa có nhà ở, thu nhập không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân…), tôi vẫn chưa nhận được hồi đáp từ các cơ quan chức năng. Do nhu cầu cấp thiết, gia đình đã vay mượn tiền để sửa chữa lại ngôi nhà để ở và không còn mặn mà với chương trình NƠXH nữa”, ông Mận cho biết.

Tại buổi tiếp xúc của đại biểu Quốc hội với cử tri công nhân ở Khu công nghiệp Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ năm 2023, cử tri Huỳnh Phù Dung, công nhân Công ty Panko cho rằng, chính sách cho người lao động vay vốn với lãi suất ưu đãi để mua NƠXH của Nhà nước (thông qua gói tín dụng 120 nghìn tỉ đồng) là rất nhân văn, nhưng thực tế công nhân lao động khó tiếp cận vì nhiều thủ tục, điều kiện rườm rà.

“Khi vay vốn thì yêu cầu mục đích vay vốn là để mua NƠXH, nhưng tại KCN Tam Thăng hiện không có NƠXH nên không đáp ứng được. Điều kiện tiếp theo là dùng để xây nhà, sửa chữa nhà, mà đa phần công nhân đang ở trọ thì làm sao có đất để xây nhà hay sửa chữa…”, chị Dung dẫn chứng.

Khoảng trống nhà ở xã hội

Một trong những nguyên nhân dẫn đến vướng mắc của người dân khi làm đơn xin hỗ trợ NƠXH và vay vốn gói 120 nghìn tỉ đồng là do hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa có dự án NƠXH nào đưa vào sử dụng, sau hơn 10 năm triển khai.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, quỹ đất phát triển NƠXH, nhà công nhân của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 là khoảng 360ha. Nhưng đến nay, tỉnh mới chỉ có dự án khu nhà ở công nhân của Công ty Panko Tam Thăng (Tam Kỳ), diện tích 1,3ha, hoàn thành giai đoạn 1 với 200 căn được đưa vào sử dụng.

Còn loạt dự án khu nhà ở thu nhập thấp đã kéo dài nhiều năm qua tiến độ rất ì ạch, chưa hoàn thiện, gồm: Công ty CP Tư vấn nông nghiệp nông thôn và dịch vụ thể thao du lịch STO (Điện Bàn), với 6 block chung cư 1.176 căn; dự án của Công ty TNHH Bất động sản châu Âu (Điện Bàn), gồm nhà ở chung cư và nhà ở liền kề với 469 căn; dự án nhà ở công nhân xã Tam Hiệp (Núi Thành) của Công ty CP Danatol gồm 600 căn.

Ngoài ra, còn có các dự án NƠXH đã công nhận chủ đầu tư nhưng chưa thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án gồm: Khu tái định cư xã Tam Hiệp (Công ty CP Cơ khí ôtô Trường Hải), Khu nhà ở Vườn Đào tại Điện Bàn (Công ty CP Tập đoàn đầu tư Sen Ngọc).

Theo thống kê của Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Nam, toàn tỉnh hiện có hơn 140 nghìn người lao động, trong đó, có khoảng 28 nghìn lượt công nhân lao động có tham gia bảo hiểm xã hội được hỗ trợ tiền thuê nhà ở tại Quảng Nam mỗi năm, cho thấy nhu cầu nhà ở của công nhân lao động là rất lớn. Tuy nhiên, thực tế các khu công nghiệp lớn hiện nay không có quy hoạch quỹ đất dành làm nhà ở công nhân.

Chị Trương Thị Hoàng Linh - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Fashion Garments, KCN Tam Thăng, (Tam Kỳ) cho biết, Công ty hiện có khoảng 2.300 người lao động, đa số đang thuê nhà hoặc ở trọ xung quanh Khu công nghiệp Tam Thăng. Do đó, có nhu cầu, mong muốn được sở hữu nhà riêng theo chương trình nhà ở xã hội.

Dù có nhiều tiện ích, ưu đãi về chi phí với chỉ 80 nghìn đồng/tháng/người, gần khu công nghiệp, chợ… nhưng Khu nhà ở công nhân Panko Tam Thăng, Tam Kỳ hiện chỉ có khoảng 70 căn có người ở so với quy mô 200 căn đã hoàn thiện, số lương công nhân ở mỗi phòng cũng chỉ đạt ½ số người tối đa. Công nhân cho rằng, quy định chỉ cho phép nữ công nhân chưa có gia đình vào ở khiến nhiều gia đình công nhân không đủ điều kiện.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Dự án khu nhà ở xã hội gần 1.000 căn hộ ở Thanh Hóa hơn thập kỷ vẫn chưa xong

QUÁCH DU - XUÂN HÙNG |

Thanh Hóa - Dự án nhà ở xã hội, với quy mô gần 1.000 căn hộ (ở TP. Thanh Hóa), sau nhiều năm triển khai vẫn “giậm chân tại chỗ”. Việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chậm điều chỉnh quy hoạch, thẩm định dự án và chậm giao đất.

Mở rộng đối tượng tiếp cận nhà ở xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà mong muốn, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tính toán chi phí hợp lý, đưa ra các sản phẩm nhà ở thương mại, nhà ở xã hội có giá bán phù hợp.

Khẩn trương triển khai kế hoạch xây nhà ở xã hội và nhà ở công nhân

QUÁCH DU |

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu xây dựng hoàn thành gần 700 căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân tại khu công nghiệp trong năm 2024.

Hàng trăm căn hộ tại dự án nhà ở xã hội giữa lòng thành phố Thanh Hoá bỏ hoang, phủ bụi

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cách đây hơn 1 thập kỷ, dự án nhà ở cho sinh viên được khởi công, triển khai rầm rộ, tuy nhiên chỉ được một thời gian ngắn, dự án dừng lại và bỏ hoang nhiều năm. Sau đó dự án này được chuyển đổi thành dự án nhà ở xã hội để tiếp tục thi công. Thế nhưng, cũng sau một thời gian thi công, dự án này tiếp tục “án binh bất động”.

Triển khai nhà ở xã hội tại Quảng Nam còn nhiều vướng mắc

Hoàng Bin |

Tỉnh Quảng Nam hiện có hơn 140 nghìn người lao động với nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn, nhưng vẫn chưa có dự án nhà ở xã hội nào hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Đột phá trong đề xuất nới lỏng điều kiện mua nhà ở xã hội

Tuyết Lan |

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH), trong đó, đã nới lỏng các điều kiện về nơi cư trú và thu nhập đối với người mua. Đặc biệt, chủ đầu tư và đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội được vay ưu đãi với mức lãi suất không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại.

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ

phóng viên |

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ.

Bão số 3 ảnh hưởng thế nào đến đường dây 500kV?

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, bão số 3 (Yagi) đã gây ra một số sự cố lưới điện 500kV, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng.