Doanh nghiệp bất động sản chịu áp lực lớn về dòng tiền

Bảo Chương |

Cả ba dòng tiền chính của doanh nghiệp bất động sản là tiền từ khách hàng, phát hành trái phiếu và vốn tín dụng ngân hàng đều đang gặp khó gây ra nhiều áp lực.

Bức tranh kết quả kinh doanh quý II/2023 của ngành bất động sản ghi nhận đa phần doanh nghiệp trong ngành có lợi nhuận suy giảm. Nguyên nhân là do thị trường bất động sản trầm lắng từ giữa năm 2022 đã khiến thanh khoản rơi vào đóng băng, nhiều dự án không có thanh khoản.

Đứng đầu danh sách các doanh nghiệp báo lỗ là “ông lớn” Novaland với khoản lỗ ròng 153 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 749 tỉ đồng. Doanh nghiệp cho biết, kết quả này là do khó khăn chung của thị trường bất động sản, dẫn đến doanh thu giảm mạnh. Một ông lớn khác trong lĩnh vực là Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ, cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30.6.2023. Theo đó, kết thúc 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ PDR đạt 195 tỉ đồng, giảm 87% so với cùng kì. Đồng thời, báo lãi sau thuế gần 298 tỉ đồng, giảm 57%. Tại ngày 30.6.2023, tiền mặt tại công ty chưa đến 40 triệu đồng, tiền gửi tại ngân hàng còn 214 tỉ đồng, thế nhưng nhóm công ty đã sử dụng một phần tiền gửi trên tài khoản thanh toán tại Vietinbank để đảm bảo cho khoản vay tại chính ngân hàng này.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu Công ty cổ phần DRH Holdings (HOSE: DRH) đạt gần 6 tỉ đồng, giảm 78% so với cùng kì. Doanh nghiệp báo lỗ sau thuế xấp xỉ 39 tỉ đồng, trong khi nửa đầu năm 2022 báo lãi hơn 5 tỉ đồng. Đáng chú ý, tại báo cáo tài chính DRH Holdings, đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH ERNST & YOUNG Việt Nam đã nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục của DRH Holdings. Theo đơn vị kiểm toán độc lập này, tại ngày 30.6.2023, DRH Holdings chưa thanh toán các khoản nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn thanh toán đã cam kết với các trái chủ tại các hợp đồng trái phiếu với giá trị lần lượt là 166 tỉ đồng và 15,6 tỉ đồng. Ngoài ra, DRH Holdings phát sinh một khoản lỗ thuần gần 39 tỉ đồng. Những vấn đề vừa nêu trên có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của DRH Holdings.

Kết quả khảo sát hơn 500 doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản do Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tiến hành mới đây cho thấy, nguồn vốn vẫn là khó khăn nan giải, với hơn 70% doanh nghiệp bất động sản cho biết, các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy tác dụng tới hoạt động của họ. Cả ba dòng tiền chính của doanh nghiệp là tiền từ khách hàng, phát hành trái phiếu bất động sản và vốn tín dụng ngân hàng đều đang gặp “trục trặc”. Xuất phát từ tình trạng “đóng băng” thanh khoản, không bán được hàng, cùng nhiều dự án đang phải tạm dừng do vướng mắc liên quan đến pháp lý, điều chỉnh quy hoạch, giải phóng mặt bằng… đã khiến lượng hàng tồn kho bất động sản tăng cao. Trong báo cáo mới đây, Bộ Xây dựng nhận định, mặc dù có những tín hiệu tích cực về cơ chế chính sách, nhưng lượng tồn kho bất động sản trong quý II/2023 tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương (17/63 tỉnh, thành phố), lượng tồn kho bất động sản trong quý II là 16.688 căn (bao gồm chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền).

Theo nhận định của chuyên gia tài chính TS Nguyễn Duy Phương, Giám đốc khối đầu tư DGCapital, những tháng còn lại của năm 2023, kỳ vọng thị trường phục hồi vẫn còn mong manh, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự cứu lấy mình bằng cách tái cấu trúc sản phẩm và tái cấu trúc tài chính. Trong đó, muốn kích hoạt được dòng tiền từ người mua ở thực thì giá bất động sản cần giảm tiếp. Đây phải là sự chủ động từ nhiều phía mà quan trọng nhất là doanh nghiệp phải nhìn lại mình, cân đối lại từng dự án với cơ cấu giá phù hợp để giải phóng hàng tồn.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Tháo gỡ tận gốc vấn đề pháp lý của các dự án bất động sản

Bảo Chương |

TPHCM - Cần phân loại xử lý các dự án bất động sản đang có vướng mắc về pháp lý, phải ngừng hoạt động, không đưa được sản phẩm ra thị trường… để giải phóng nguồn lực đất đai, nguồn vốn đầu tư, giảm rủi ro nợ xấu tín dụng.

Tỉ lệ đặt cọc bất động sản tối đa không nên quá 5% giá bán

Bảo Chương |

Hiệp hội Bất động sản TPHCM kiến nghị số tiền đặt cọc không vượt quá 5% là mức hợp lý theo thông lệ xã hội và để bảo đảm tính chất của việc đặt cọc không nhằm mục đích huy động vốn.

Doanh nghiệp bất động sản vất vả với bài toán kinh doanh

Bảo Chương |

Trong trường hợp thị trường bất động sản vẫn không có sự cải thiện rõ rệt, tiềm năng ghi nhận lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản có thể không còn nhiều dư địa trong nửa cuối 2023.

Hàng trăm dự án bất động sản được tháo gỡ vướng mắc

VP |

Sự vào cuộc quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành nhằm giúp thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh, bền vững, bước đầu đã có những tín hiệu tích cực với gần 500 dự án tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được giải quyết khó khăn, vướng mắc.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.