Tỉ lệ đặt cọc bất động sản tối đa không nên quá 5% giá bán

Bảo Chương |

Hiệp hội Bất động sản TPHCM kiến nghị số tiền đặt cọc không vượt quá 5% là mức hợp lý theo thông lệ xã hội và để bảo đảm tính chất của việc đặt cọc không nhằm mục đích huy động vốn.

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản đã được chỉnh sửa theo hướng bỏ quy định bắt buộc các giao dịch bất động sản thông qua sàn giao dịch tại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư và khách hàng được tự do lựa chọn phương thức giao dịch. Và khi bỏ phương án mua bán qua sàn, để giúp khách hàng không mua nhầm "dự án ma", dự thảo Luật đưa ra hai phương án về đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình hình thành trong tương lai.

Phương án 1 quy định chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan Nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng và số tiền đặt cọc không vượt quá 10% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng.

Phương án 2 quy định chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này.

Thời gian qua, có rất nhiều doanh nghiệp tìm cách “lách luật” huy động vốn khi chưa đủ điều kiện, bởi lẽ vốn huy động từ khách hàng chi phí sẽ thấp hơn vốn vay nhiều lần. Thậm chí, có không ít trường hợp doanh nghiệp đã huy động được vốn dưới hình thức tinh vi như các thỏa thuận hợp đồng nguyên tắc để bán, chuyển nhượng, hợp đồng đặt cọc, thỏa thuận đăng ký giữ chỗ…

Chính vì vậy, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM đưa ra đề nghị chọn Phương án 1, nhưng với quy định số tiền đặt cọc không vượt quá 5% là mức hợp lý theo thông lệ xã hội và để bảo đảm tính chất của việc đặt cọc không nhằm mục đích huy động vốn và có giá trị đủ lớn để cả bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc cùng có ý thức tuân thủ, đồng thời giúp cho bên nhận đặt cọc là chủ đầu tư dự án thăm dò, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiện ích, dịch vụ của dự án.

Bởi lẽ, theo quan điểm của ông Lê Hoàng Châu, số tiền đặt cọc không vượt quá 10% giá trị tài sản đặt cọc là cao hoặc có ý kiến đề xuất mức đặt cọc lên đến 2% là quá thấp hoặc có ý kiến còn để xuất lên mức 30% bằng với số tiền thanh toán lần đầu sau khi giao kết hợp đồng đều không hợp lý.

Đồng thời, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, Hiệp hội đề nghị sửa đổi khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 bổ sung thêm cụm từ “Trường hợp pháp luật khác có quy định về đặt cọc thì thực hiện theo quy định của Bộ Luật này và pháp luật có liên quan”.

Bởi lẽ, nếu không bổ sung quy định này thì sẽ phát sinh kẽ hở pháp luật mà các đối tượng xấu có thể lợi dụng để nhận số tiền đặt cọc với giá trị lớn căn cứ theo Khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 không giới hạn số tiền đặt cọc mà do bên nhận đặt cọc và bên đặt cọc thỏa thuận, để thực hiện hành vi lừa đảo hoặc có thể gây thiệt hại cho bên đặt cọc.

Bên cạnh đó, Hiệp hội đề nghị bổ sung thêm quy định cấm hành vi thu tiền đặt cọc trái với quy định của Luật này và pháp luật có liên quan vào Khoản 4 Điều 8 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) về các hành vi bị cấm để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy phạm pháp luật.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp bất động sản vất vả với bài toán kinh doanh

Bảo Chương |

Trong trường hợp thị trường bất động sản vẫn không có sự cải thiện rõ rệt, tiềm năng ghi nhận lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản có thể không còn nhiều dư địa trong nửa cuối 2023.

Hàng trăm dự án bất động sản được tháo gỡ vướng mắc

VP |

Sự vào cuộc quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành nhằm giúp thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh, bền vững, bước đầu đã có những tín hiệu tích cực với gần 500 dự án tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được giải quyết khó khăn, vướng mắc.

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc hạn chế thế chấp bất động sản?

Lam Duy |

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, để đảm bảo tiền vay, ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận thế chấp nhiều loại tài sản khác nhau.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giao dịch bất động sản không công chứng

Cao Nguyên |

Hoạt động công chứng có vị trí rất quan trọng, góp phần đảm bảo cho việc thực hiện các giao dịch bất động sản (BĐS) một cách minh bạch, đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan trong giao dịch. Việc này còn có vai trò kiểm soát để cảnh báo, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro cho người dân.

Dự báo địa điểm bão Bebinca đổ bộ Trung Quốc sáng nay

Thanh Hà |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Bebinca có khả năng đổ bộ vào đất liền Trung Quốc, ở khu vực giữa Bình Hồ, Chiết Giang và Thượng Hải trong sáng 16.9.

Toàn cảnh vụ YouTuber IShowSpeed bị “chặt chém” ở TPHCM

nguyễn đạt |

Sở Du lịch TPHCM gửi lời xin lỗi đến streamer nổi tiếng người Mỹ IShowSpeed sau trải nghiệm du lịch không tốt ở Việt Nam.

Thêm âm mưu ám sát ông Donald Trump ở Florida

Thanh Hà |

FBI đang điều tra âm mưu ám sát cựu Tổng thống Donald Trump ngày 15.9 ở Florida, Mỹ.

Chuyện sao kê và những giá trị thật - giả ở Facebook

Bình An |

“Cơn bão sao kê” khi quét qua Facebook đã phơi lộ sự đối lập giữa 2 khoảng sáng - tối, giữa sự nhân bản, sẻ chia và những vị kỷ tầm thường.