Dòng tiền nhàn rỗi đang chạy theo những cơn sốt đất

Gia Miêu |

Sốt đất ở khắp nơi. Người người lao vào những cuộc ngã giá và mua bán với khối lượng tiền không hề nhỏ. Câu hỏi được đưa ra là tiền từ đâu đang chảy mạnh vào bất động sản?

Sau Tết, những thông tin về các cơn sốt đất từ Bắc vào Nam ngày càng nhiều. Hình ảnh những dòng người vác cả túi tiền đi mua đất đã không còn là chuyện lạ.

Điều đó khiến giá đất tại nhiều địa phương sôi sục, trung bình tăng 10% sau một tháng, cá biệt, có nơi tăng 2-3 lần trong 1 hoặc 2 tháng. Nhiều người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất, rút tiền gửi ngân hàng để đầu tư vào đất. Nhiều quan điểm cho rằng câu chuyện dịch chuyển dòng vốn từ thị trường tiền tệ, chứng khoán sang bất động sản đang diễn ra.

Theo phân tích của ông Nguyễn Duy Phương, chuyên viên cao cấp của quỹ đầu tư SG Holdings, thị trường chứng khoán bùng nổ suốt cả năm 2020 và bắt đầu chững lại kể từ sau Tết Nguyên đán. Trong khi đó hầu hết các thị trường khác đều có mức tăng trưởng tốt hơn nhiều.

Hiện tượng chững lại của kênh đầu tư chứng khoán tháng 3 lại trùng hợp với hiện tượng bùng nổ của thị trường bất động sản, đặc biệt là đất nền. Đối với đa số người dân, kênh đầu tư chứng khoán vẫn chỉ được coi là kênh đầu cơ ngắn hạn chứ không phải là kênh tích trữ tài sản. Tài sản thật sự lâu dài phải là bất động sản hoặc vàng.

Chính vì vậy luôn có sự giao thoa giữa các kênh đầu tư này. Lịch sử cũng đã cho thấy sau khi thị trường chứng khoán bùng nổ và đạt đỉnh, thị trường bất động sản cũng trở nên nóng. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nguyễn Duy Phương, việc dịch chuyển chưa đến mức ồ ạt để thành xu hướng.

Một kênh khác đang được xem là “bầu sữa” chảy vào bất động sản đó chính là dòng vốn giá rẻ từ ngân hàng. Nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất là một trong những chính sách được Việt Nam áp dụng nhằm hỗ trợ nền kinh tế trước khủng hoảng do COVID-19. Và dòng tiền chảy mạnh vào các kênh đầu cơ tài sản như chứng khoán trong nửa cuối năm ngoái, bất động sản trong đầu năm nay được xem là hệ quả.

Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiết kiệm thấp, việc tiền trong dân đổ mạnh vào chứng khoán và bất động sản để tìm kiếm cơ hội lợi nhuận là điều dễ hiểu. Thậm chí, đã có những cảnh báo được đưa ra về việc cho rằng thời gian gần đây tín dụng đầu tư vào bất động sản khá nóng và giá cả có chiều hướng tăng lên ở một số địa phương. Tuy nhiên, các kênh này vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát và thực trạng chưa đáng lo.

Cụ thể, dư nợ cho vay bất động sản ngành ngân hàng tăng khoảng 2,13% so với đầu năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (khoảng 2,04%). Tuy vậy, Ngân hàng Nhà nước khẳng định, dòng vốn vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ.

Dưới góc độ là một người “sống lâu” trong thị trường bất động sản, ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc Trường Phát Investment cho rằng, có một kênh khác đang chảy tiền mạnh vào bất động sản đó là từ các kênh đầu tư không chính thức khác.

Có thể nói, đến ở đây là dòng tiền đầu tư trước đây được bỏ vào những kênh như tiền ảo, chơi ở các sàn forex… nói đúng hơn là những kênh đầu tư không chính thức. Từ nhiều năm qua đã có một lượng tiền rất lớn vẫn nằm trong tay các nhà đầu tư cá nhân. Và phần lớn lượng tiền đầu tư bất động sản trên thị trường hiện nay đến từ vốn cá nhân.

Ở giai đoạn hiện nay, nhà đầu tư chuyển từ các tài sản an toàn như vàng sang những tài sản có độ rủi ro cao hơn nhằm đạt mức sinh lời nhiều hơn như chứng khoán, bất động sản.

Minh chứng từ thực tế cho thấy trong thời kỳ COVID-19, trên thị trường chứng khoán, dòng tiền cũng đổ mạnh vào, nhà đầu tư F0 tăng rất nhiều. Trên thị trường bất động sản số lượng nhà đầu tư F0 tham gia vào các cuộc sốt đất cũng ngày càng nhiều. Họ là những người có những nguồn thu nhập hiểu nôm na là “ngoài luồng” và do đó dòng tiền này để hợp thức hóa thường chuyển sang đầu tư đất vừa tiện làm tài sản lâu dài vừa có cơ hội kiếm lời nếu thị trường có sóng.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Ngăn chặn sốt đất ảo: Đánh thuế nhà đất và nộp thuế hằng tháng

Bảo Chương |

Ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc đầu tư cấp cao của quỹ DG Investment cho rằng, do giao dịch ngầm và hiện tượng đầu cơ, giá nhà ở đang quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân cũng như mức phát triển của nền kinh tế.

Hiện tượng "sốt đất" ở các địa phương tiềm ẩn các rủi ro cho nền kinh tế

Hà Liên - Tùng Giang |

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, hiện nay hiện tượng "sốt đất" diễn ra ở nhiều khu vực, đã được báo chí nêu. Trong đó, việc sốt đất ở các địa phương tiềm ẩn các rủi ro cho nền kinh tế.

Ngăn chặn sốt đất ảo: Cần sớm sửa đổi, hoàn thiện luật pháp về đất đai

Phan Anh |

Luật Đất đai có liên quan trực tiếp đến đời sống của hầu hết người dân. Theo giới chuyên gia, sau nhiều năm đi vào cuộc sống, Luật Đất đai hiện hành đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Giới đầu cơ đã và đang dựa vào các kẽ hở của pháp luật để tạo nên những “cơn sốt” đất ảo để trục lợi.

Tác động từ quy hoạch và tâm lý "té nước theo mưa"

Bảo Chương - Cao Nguyên |

Thời gian gần đây, tại một số địa phương giá đất được đẩy lên ở một mức cao, nếu nói không quá là giá “trên trời”. Lãnh đạo nhiều địa phương đã phải ra văn bản, tìm các biện pháp để kiềm chế “sốt đất”. Các chuyên gia cho rằng, việc giá đất bùng phát, phần nào do các nhà đầu cơ vẽ ra, nhưng việc các thông tin về quy hoạch đô thị liên tục được đưa ra, trên thực tế, cũng là một phần nguyên nhân...

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.