Minh bạch việc đền bù, thu hồi đất

Bảo Chương |

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 tới và được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình 3 kỳ họp. Qua quá trình thực thi, Luật Đất đai năm 2013 vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Trong đó, đáng quan tâm nhất là vấn đề thu hồi đất vì mục đích phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng gây ra nhiều khiếu nại, khiếu kiện.

Cần làm rõ hơn mục đích thu hồi đất

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia ngành luật, Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã xác định cơ bản đúng nguyên nhân trọng tâm về những bất cập trong công tác thu hồi đất này và chỉ rõ nhưng điểm cần khắc phục như: Cần xác định “mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”; vấn đề “bỏ khung giá đất”...

Đồng thời làm rõ “trách nhiệm của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong vai trò đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai”. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện nay tiếp thu rất ít được các định hướng quan trọng này.

PGS-TS Phan Trung Hiền - Trưởng khoa Luật, trường ĐH Cần Thơ - cho rằng, vẫn còn những điểm bất cập về giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đơn cử như  Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa làm rõ hơn “mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”.

Ngoài việc bổ sung các điều kiện ở khoản 5 Điều 67, Dự thảo hầu như không thay đổi gì lớn so với Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 mặc dù một số điều khoản đã từng gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Trong khi đó, Điều 102 Dự án thu hồi tạo quỹ đất được bổ sung vào Dự thảo Luật Đất đai nhưng thiếu cơ sở rõ ràng, có dấu hiệu mâu thuẫn với Điều 67 về các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội. Hay như việc Dự thảo quy định về nguyên tắc xác định giá đất vẫn không có nguyên tắc “công khai, minh bạch”. Theo PGS Phan Trung Hiền, Dự thảo cần bổ sung phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng tại Điều 67 Dự thảo. Điều này, giúp cơ quan lập pháp và hành pháp đánh giá toàn diện những thiệt hại của người có đất bị thu hồi.

Lấy  Luật đất đai “làm gốc”

Giám đốc Sở TNMT TPHCM Nguyễn Toàn Thắng cho biết, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này có 16 chương, 237 điều, rất nhiều chương quan trọng.

Hiện nay trong quá trình đầu tư xây dựng, các dự án có sử dụng đất có một số nội dung giữa các luật có sự xung đột với nhau. Do đó ông Thắng đề xuất trong quá trình thực thi (Luật Đất đai sửa đổi) nếu có tình trạng chồng chéo với các luật khác thì lấy Luật Đất đai “làm gốc”.

Đại diện Sở TNMT kiến nghị nhiều nội dung liên quan. Đơn cử như  Luật Đất đai cần quy định cụ thể, rõ ràng đối với các nội dung về giao đất, cho thuê đất khi thực hiện đấu thầu dự án có sử dụng đất như trên, tránh tình trạng phải vận dụng trong quá trình thực hiện. Đặc biệt áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất, Nhà nước thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư bằng hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê…

Kiến nghị bỏ căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích là kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện, chỉ quy định căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích là quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được phê duyệt.

Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng: Đối với trường hợp trên 80% người dân đã chấp thuận nhận bồi thường trong các dự án đã được Nhà nước chấp thuận chủ trương, Nhà nước cần có quy định để chủ đầu tư tiếp tục bồi thường phần đất còn lại để dự án sớm được triển khai...

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Sửa Luật Đất đai tuyệt đối tránh hợp thức hóa vi phạm hiện nay

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, lần sửa đổi Luật Đất đai này thì giá đất và cơ chế tài chính về đất đai vẫn là những vấn đề khó. Việc sửa đổi cần đảm bảo tính thực tiễn, tuyệt đối tránh hợp thức hóa những vi phạm hiện nay.

Sửa Luật Đất đai: Tránh việc nông dân không còn tư liệu sản xuất

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 15.9, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến phản biện xã hội đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 805/CĐ-TTg ngày 11.9.2022 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác xây dựng pháp luật; hoàn thiện các dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.

Luật Đất đai đã lạc hậu, nổi lên nhiều tồn tại, bất cập

Vũ Long |

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW/2012 và Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều điểm không còn phù hợp, cần điều chỉnh, sửa đổi.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Sửa Luật Đất đai tuyệt đối tránh hợp thức hóa vi phạm hiện nay

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, lần sửa đổi Luật Đất đai này thì giá đất và cơ chế tài chính về đất đai vẫn là những vấn đề khó. Việc sửa đổi cần đảm bảo tính thực tiễn, tuyệt đối tránh hợp thức hóa những vi phạm hiện nay.

Sửa Luật Đất đai: Tránh việc nông dân không còn tư liệu sản xuất

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 15.9, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến phản biện xã hội đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 805/CĐ-TTg ngày 11.9.2022 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác xây dựng pháp luật; hoàn thiện các dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.

Luật Đất đai đã lạc hậu, nổi lên nhiều tồn tại, bất cập

Vũ Long |

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW/2012 và Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều điểm không còn phù hợp, cần điều chỉnh, sửa đổi.