Nhà ở dành cho công nhân, gần 20 năm vẫn nằm trên giấy

Huân Cao - Nam Hiệp |

Ngay từ năm 2004, tại Khu Công nghệ cao TPHCM đã có quy hoạch xây dựng khu nhà ở lưu trú dành cho công nhân. Thế nhưng, trải qua hơn 17 năm, dự án này vẫn còn nằm trên giấy, chưa triển khai xây dựng gì.

Gần 20 năm chờ đợi nhà dành cho công nhân

 
Khu công nghệ cao TPHCM đã thu hút hàng chục nghìn lao động, nên nhu cầu về nhà ở cho công nhân là rất lớn. Ảnh: HC

Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) được thành lập năm 2002, là một trong ba Khu Công nghệ cao của quốc gia. Sau 19 năm thành lập và phát triển, SHTP đã trở thành điểm thu hút về đầu tư công nghệ cao lớn nhất nước.

Là một khu kinh tế được xây dựng và phát triển trên cơ sở công nghệ cao, SHTP tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời huy động các nguồn lực trong nước về khoa học và công nghệ cao. Đã có nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước đầu tư vào đây, thu hút hàng chục nghìn lao động đến làm việc nên nhu cầu về nhà ở cho công nhân, người lao động làm việc tại đây là rất lớn.

Theo thông tin chúng tôi có được, ngay từ năm 2004, tại Khu công nghệ cao TPHCM đã có quy hoạch xây dựng khu nhà ở dành cho đối tượng là công nhân làm việc tại đây.

Theo đó, năm 2004, UBND TPHCM có quyết định giao hơn 31 hecta đất tại phường Long Thạnh Mỹ (Quận 9, nay là Thành phố Thủ Đức) để đầu tư xây dựng công trình nhà ở dành cho công nhân làm việc tại Khu công nghệ cao. Sau đó, năm 2005, UBND quận 9 (này là UBND Thành phố Thủ Đức) đã phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500, làm cơ sở để các đơn vị được giao triển khai xây dựng dự án.

 
Gần 20 năm qua, dự án nhà ở dành cho công nhân vẫn chỉ là bãi đất hoang, cỏ mọc um tùm. Ảnh: HC

Quy mô ban đầu của dự án nhà công nhân này 31,17 hecta, tuy nhiên sau đó, việc giải phóng mặt bằng gặp khó khăn nên Thành phố điều chỉnh diện tích giao đất xuống còn 20,17 hecta vào năm 2010. Đến năm 2014, dự án có điều chỉnh mục đích xây dựng nhà ở công nhân như ban đầu, thành khu nhà ở phục vụ cho người làm việc trong khu công nghệ cao (ngoài đối tượng công nhân ra thì còn thêm những đối tượng khác làm việc tại SHTP).

Mặc dù chủ trương, quy hoạch chi tiết 1/500 đã có, thế nhưng trải qua hơn 17 năm, kể từ năm 2004 nhưng đến thời điểm hiện tại, dự án nhà ở dành cho công nhân vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa có triển khai xây dựng gì.

Nguyên nhân dẫn đến dự án mãi nằm trên giấy

 
Nhiều người dân bức xúc vì đất họ bị thu hồi nhưng bỏ hoang hàng chục năm qua. Ảnh: HC

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Anh Thi - Trưởng Ban Quản lý SHTP xác nhận, dự án nhà ở dành cho công nhân đến thời điểm hiện tại vẫn chưa triển khai xây dựng, dù dự án đã được quy hoạch từ năm 2004. Theo ông Thi, dự án trải qua nhiều năm nhưng chưa thực hiện được vì lý do khâu giải phóng mặt bằng còn vướng.

"Ngoài lý do giải phóng mặt bằng ra, còn lý do nữa là bị vướng về phương thức thực hiện dự án. Bởi lúc đầu, khi Thành phố giao đất cho SHTP để làm nhà ở cho công nhân, nhưng khi triển khai thì lại theo hướng cấp đất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng theo dạng như ký túc xá cho công nhân, nhưng sau đó các nhà đầu tư không có nhu cầu" - ông Thi nói.

Theo ông Thi, sau đó dự án được chuyển sang theo hướng xã hội hóa, đến năm 2016 thì SHTP có giao cho doanh nghiệp tư nhân để triển khai dự án. Việc giao này, có thời hạn rất rõ nhưng đến nay, doanh nghiệp được giao vẫn chưa thực hiện.

"Khu đất thực hiện dự án nhà ở công nhân này, được Thành phố giao để thực hiện dự án riêng gắn với nhu cầu nhà ở cho công nhân. Vướng mắc về việc giải phóng mặt bằng thì Thành phố đã có chỉ đạo rất cụ thể cho các sở, ngành liên quan và chính quyền Thành phố Thủ Đức, để rà soát và có báo cáo với Thành phố xử lý" - ông Thi nói.

 
Chưa biết đến bao giờ, khu nhà ở công nhân mới hiện thực hóa trên khu đất này. Ảnh: HC

Ông Thi cung cấp thêm thông tin, năm 2018, UBND TPHCM có văn bản chỉ đạo cho Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Quy hoạch Kiến trúc và các đơn vị liên quan, khẩn trương xây dựng nhiệm vụ quy hoạch để thúc đẩy dự án. Đến thời điểm hiện tại, khâu vướng mắc chính là đền bù giải phóng mặt bằng, tranh tụng, dẫn đến việc giảm từ 30,17 hecta xuống còn 20,17 hecta, nên phải điều chỉnh lại quy hoạch 1/500 của dự án để phù hợp với mục đích sử dụng đất mà Thành phố đã giao.

"Ban quản lý SHTP đã gửi văn bản đến các sở, ngành và Thành phố Thủ Đức, đề nghị tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Thành phố để đẩy nhanh việc thực hiện dự án. Đối với Ban quản lý SHTP kiến nghị sớm giao đất sạch để thực hiện xúc tiến đầu tư, thực hiện dự án theo đúng mục đích được giao là xây dựng nhà ở công nhân. Việc sớm triển khai xây dựng dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu về phòng chống dịch, không chỉ là COVID-19 mà sau này còn những nguy cơ về dịch bệnh khác." - ông Thi nói.

Huân Cao - Nam Hiệp
TIN LIÊN QUAN

Vụ "chảy máu" đất công ở Khu công nghệ cao: Chuyển vụ việc lên UBND TPHCM

Huân Cao |

Liên quan đến loạt bài điều tra "Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM", Ban Quản lý Khu Công nghệ cao cho biết, vụ việc đã được chuyển lên UBND TPHCM để xử lý vì vượt thẩm quyền của Ban Quản lý.

"Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Nỗi đau từ thu hồi đất

Nhóm Phóng viên |

Nếu như khu nhà chuyên gia xây trên đất công, tại Khu Công nghệ cao TPHCM có giá bán cả chục tỉ đồng/căn được tranh nhau mua vào ở; thì ở chiều ngược lại, nhiều người dân bị thu hồi đất vẫn đang sống khó khăn trong khu nhà tạm cư, mong muốn thoát ra khỏi nơi này.

"Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Giao hơn 62ha cho tư nhân

Nhóm Phóng viên |

Theo quy hoạch, tại Khu Công nghệ cao TPHCM có quỹ đất 62,37 hecta, dành để xây nhà phục vụ cho chuyên gia thuê ở. Tuy nhiên, quỹ đất công này có nguy cơ bị "chảy máu", để cho tư nhân trục lợi, tư túi hàng nghìn tỉ đồng.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.